Hình ảnh về vụ tấn công khủng bố cách đây 15 năm vẫn còn ám ảnh người Mỹ và thế giới. Đó là giây phút máy bay không tặc lao thẳng vào tòa tháp đôi hay Lầu Năm Góc rồi bốc cháy...
Khói lớn tràn ra từ tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York sau khi bị đâm bởi phi cơ bị không tặc khống chế. Đúng 15 năm trước, những tên không tặc đã cướp 4 máy bay chở khách và gây ra vụ khủng bố chấn động thế giới. 2 phi cơ lao vào tháp đôi WTC ở New York, chiếc thứ 3 đâm trúng Lầu Năm Góc và chiếc thứ 4 rơi xuống cánh đồng ở Pennsylvania. Gần 3.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát kinh hoàng này. Ảnh: AP
Tòa tháp Nam của trung tâm thương mại bị phá hủy. Ảnh: Getty
Những tòa nhà thấp hơn ở Manhattan, New York cũng chìm trong biển khói và các mảnh vỡ sau khi tòa tháp đôi sụp đổ. Ảnh: Steffan Kaplan
Đám khói lửa khổng lồ tại hiện trường. Khi vụ tấn công xảy ra, hàng nghìn người đang làm việc trong tòa nhà. Những người ở phía dưới khu vực máy bay lao trúng có thể thoát thân nhưng phần lớn người ở phía trên bị kẹt lại. Ảnh: AP
Rất nhiều người bị treo lơ lửng trên những ô cửa sổ của tòa tháp Bắc trong ngày 11/9. Ảnh: Getty
Lầu Năm Góc của Mỹ cũng không nằm ngoài mục tiêu của vụ khủng bố. Những người thiệt mạng ngày 11/9 bao gồm 343 lính cứu hỏa và 23 cảnh sát. Ảnh: Reuters
Giới chức Mỹ đã tìm thấy 19.500 mảnh thi thể của các nạn nhân trong đống đổ nát sau khi biểu tượng của thành phố New York sụp đổ. Chỉ 291 thi thể trong số gần 3.000 người thiệt mạng còn nguyên vẹn. Các nạn nhân có độ tuổi từ 2 đến 85. Khoảng 75 - 80% người thiệt mạng là nam giới. Ảnh: AP
Khói bụi đã gây ra nhiều hậu quả lâu dài đối với người dân New York. Ảnh: AP
Ground Zero (Vùng đất số không) là nơi 2 tòa tháp sụp đổ. Về sau, trên chính vùng đất này, người Mỹ đã xây đài tưởng niệm các nạn nhân xấu số. Ảnh: AFP/Getty
Đường tàu điện ngầm phía dưới trung tâm thương mại cũng bị hư hỏng nặng. Trước ngày 11/9/2001, các quan chức cấp cao của Mỹ không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Sau sự kiện 11/9, chính quyền đương nhiệm của tổng thống Bush tiến hành ngay cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc chiến này không chỉ nhắm tới lực lượng Al Qaeda mà còn nhằm vào chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Ảnh: AP
Một nhân viên cứu hộ được giải cứu khỏi đống đổ nát. Sau thảm kịch người Mỹ trở nên cẩn trọng hơn bao giờ hết. Từ các nhà ga, bến tàu, sân bay tới các địa điểm quan trọng khác, quy trình kiểm tra an ninh trở nên gắt gao hơn. Các kỹ năng đối phó với khủng bố xuất hiện trong các chương trình đào tạo, đặc biệt đối với ngành hàng không. Ảnh: Getty
Tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ nhìn từ thành phố Jersey, Mỹ “chứng kiến” vùng khói mù mịt ở New York. Ảnh: AP
Mùa giải 2024 của loạt cuộc thi nhan sắc Miss Supranational, Miss Grand International, Miss Earth và Miss Universe đều lộ điểm trừ gây bàn luận trái chiều.
Chi Dân, An Tây, Nam Em,... và nhiều sao Việt khác phải gửi lời xin lỗi về những phát ngôn không kiểm soát cùng những hành vi chưa chuẩn mực mà bản thân gây ra.