Để có được cái nhìn tổng quan nhất về các loại sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm đang có mặt trên thị trường, trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm về từng loại:
Thực phẩm biến đổi gen (GMO): Nông sản có nguồn gốc từ quá trình lai giống cây trồng, vật nuôi không qua các phương pháp lai giống truyền thống, thông qua kĩ thuật di truyền, các gen tự nhiên của cây trồng, vật nuôi đã bị biến đổi để tạo ra loại sản phẩm tối ưu nhất về mọi mặt.
Thực phẩm hữu cơ (Organic): Nông sản được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong môi trường thuần tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hoá học. Để đạt được chứng nhận hữu cơ, sản phẩm organic phải trải qua nhiều bước kiểm tra kĩ lưỡng ngay từ khi bắt đầu được nuôi trồng.
Thực phẩm không biến đổi gen (Non-GMO): Nông sản được nuôi trồng bằng phương pháp truyền thống. Tuy nhiên khác với organic, các loại cây trồng, vật nuôi Non-GMO hoàn toàn có thể được nuôi dưỡng với sự can thiệp của phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu,… động vật được nuôi bằng phương pháp Non-GMO vẫn có thể được cho ăn các loại thức ăn tổng hợp có xuất xứ từ sản phẩm biến đổi gen.
Làm thế nào để phân biệt sản phẩm GMO, Non-GMO, Organic?
Dựa trên nhãn kiểm định
Trước tình hình thực tế phức tạp tại Việt Nam, nếu chỉ dựa trên nhãn mác, chắc chắn rất khó để bạn có thể biết được nguồn gốc thực phẩm vì hiện tại hầu hết các sản phẩm GMO tại Việt Nam đều được lưu hành không nhãn kiểm định. Tuy nhiên, với một số thực phẩm Organic được nhập khẩu hoặc nuôi trồng tại Việt Nam, bạn có thể nhân biết được qua nhãn tiêu chuẩn đính kèm sản phẩm.
Dựa trên mã code
Đây là phương pháp dễ dàng nhất để xác định thực phẩm Organic và thực phẩm GMO, trong điều kiện bạn mua hàng từ những nhà phân phối, nhập khẩu có uy tín.
Mỗi khi lựa chọn trái cây ngoại nhập, bạn sẽ thấy trên mỗi quả đều có một nhãn kiểm đinh với các số hiệu khác nhau. Trên tem nhãn, nếu dãy số gồm 5 chữ số bắt đầu bằng số 8 - đó là sản phẩm biến đổi gen (GMO), nếu dãy số gồm 5 chữ số bắt đầu bằng số 9 - đó là các sản phẩm hữu cơ (organic) và dãy số gồm 5 chữ số được bắt đầu bằng số 4 dành cho các sản phẩm có sử dụng chất hoá học (Non-GMO).
Nhận biết thực phẩm GMO bằng mắt thường
Theo kinh nghiệm đi chợ của những bà nội trợ lâu năm, họ thường phân biệt sản phẩm thành hai loại: Sạch và không sạch, vì có lẽ khái niệm GMO hay Organic vẫn là những điều không phải ai cũng biết. Kinh nghiệm lựa chọn này tuy không chính xác 100% nhưng không phải là không có lý. Theo quan điểm của các bà nội trợ, thực phẩm sạch thường có hình dáng không bắt mắt, màu sắc không ưa nhìn, kích thước không đồng đều do được nuôi trồng tự nhiên, không qua biến đổi gen hay sử dụng chất hoá học quá liều để khiến rau củ quả xanh tốt đẹp mắt. Với một số thực phẩm, bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng là GMO hay Organic bằng mắt thường.
Danh sách các thực phẩm GMO nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh:
Đậu nànhNgô/bắpCủ cải đườngĐu đủDầu hạt cảiTáoKhoai tâyĐậu Hà LanĐường hoá học / đường ăn kiêng
Quả thật, phân biệt các loai thực phẩm GMO, Organic hay Non-GMO trong tình hình thực phẩm hiện tại ở Việt Nam không hề là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế được tối đã việc lựa chọn sai thực phẩm nếu nắm cho mình kiến thức căn bản về cách phân biệt các loại thực phẩm, lựa chọn nguồn cung cấp đảm bảo, uy tín lâu dài. Với một số bí quyết đơn giản Saostar vừa chia sẻ, hy vọng rằng bạn sẽ có thể đưa ra nhận định sáng suốt hơn về các loại thực phẩm mình đang chọn cho bản thân và gia đình.