Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại

Sau một vụ tai nạn lao động, ông Đoàn Văn Đăng (58 tuổi) mất đi một bên chân phải, chị Nguyễn Thị Minh Uyên (quê ở Thái Bình) một mình chăm sóc con nhỏ và mẹ già yếu, cả 2 mảnh đời đều quanh năm cặm cụi nơi đống rác để thu gom nhưng bị nợ lương khiến cuộc sống càng trở nên cơ cực.

Sự việc hàng trăm công nhân môi trường thuộc Công ty Minh Quân (hiện công ty này đã đổi tên) bị nợ lương khiến dư luận xôn xao trong những ngày qua.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 1
Suốt nhiều tháng trời, ông Đăng bị công ty nợ lương khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.

Sau nhiều nỗ lực, sức ép, ngày 19/6, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội (là công ty Minh Quân trước đó), mới trả trước cho công nhân được 500 triệu đồng tiền lương. Dự kiến các khoản còn lại sẽ được công ty này thanh toán trước ngày 10/7.

Ngày 28/6, một số các đoàn từ thiện đã tổ chức quyên góp, ủng hộ một số vật dụng và những khoản tiền nhỏ cho gia đình ông Đoàn Văn Đăng và chị Nguyễn Thị Minh Uyên. Đây là 2 trong số hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng nặng nề do bị Công ty Minh Quân nợ lương suốt nhiều tháng.

Người đàn ông một chân quanh năm nơi đống rác và vòng xoáy “đi làm không lương”

Ngồi bên hiên căn nhà thuê tuềnh toàng giữa trưa hè oi nóng, (tại Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), ông Đoàn Văn Đăng nở một nụ cười hiền lành trên khuôn mặt khắc khổ khi thấy có khách đến nhà.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 2
Giờ đây ông Đăng đã bớt lo lắng hơn khi có một số đơn vị thiện nguyện hỗ trợ trang trải cuộc sống.
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 3
Vợ chồng ông Đăng có gia cảnh khó khăn.

So với mấy ngày trước, ông Đăng đã vui hơn hẳn, ông vui vì được “mấy cháu từ thiện cho chút đồ, vì cái quạt hơi nước”. Hơn hết, ông vui vì người ta hứa hẹn ông sẽ nhận được những đồng tiền lương đi thu gom rác do chính mình làm ra trong thời gian tới.

Ông Đăng và vợ là bà Nguyễn Thị Sơn (60 tuổi) có 2 người con, cả 2 đã lớn và đều đã đi lập gia đình riêng. Hai ông bà chung sống tại căn nhà từ thế hệ trước để lại ở xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Trải qua nhiều năm tháng, căn nhà xiêu vẹo, vì “sợ nó sập”, nên ông bà đành đi đến thôn Thư Chai, (xã Phúc Hoa, huyện Phúc Thọ), thuê tạm một căn nhà làm nơi sinh sống.

Hai vợ chồng bươn trải đủ nghề mưu sinh, kiếm sống. Đến năm 2018, ông Đăng nhờ người thân xin giúp vào Công ty Minh Quân: “Mất một chân người ta không nhận đâu nhưng mình bí quá biết làm sao được. Phải xin vào làm mong có đồng lương sống qua ngày nên đành lắp chân giả vào đi làm”, ông Đăng chia sẻ.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 4
Dù phải đeo 1 chân giả nhưng ông Đăng vẫn cố gắng làm việc cật lực, thu gom rác thải.
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 5
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 6
Việc bị nợ lương khiến cuộc sống vốn cơ cực lại càng khốn khổ.

Hàng ngày, vào tầm 16h chiều, ông Đăng lại ăn tạm bát cơm nguội rồi nhờ đứa cháu chở ra điểm đón xe bus chở đi làm. Từ nhà đến địa điểm làm việc cũng khoảng 30km, ông Đăng phải có mặt trước 17h30 để bắt đầu buổi làm việc.

Cuộc sống khó khăn, vất vả, ông Đăng chỉ mong chờ vào những đồng lương từ việc đi thu gom rác nhưng công ty này lại nợ lương suốt nhiều tháng trời khiến cuộc sống 2 vợ chồng ông Đăng càng trở nên khổ cực hơn.

“Vợ tôi làm cho công ty Minh Quân từ năm 2017, năm 2018 tôi bắt đầu làm, nhưng làm đến năm 2020 thì mỗi người bị nợ lương 7 tháng”, ông Đăng chia sẻ.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 7
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 8
Kết thúc buổi làm việc vào khoảng 1-2h sáng, ông Đăng ra chiếc lều dựng tạm để nghỉ ngơi chờ trời sáng bắt xe trở về nhà.
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 9
Sau mỗi buổi làm việc mệt nhọc, ông phải thay đồ trước khi trở về nhà để tránh mùi hôi trên cơ thể ảnh hưởng đến người đi chung xe.

Không có tiền trang trải cuộc sống, suốt quãng thời gian bị nợ lương 2 vợ chồng ông Đăng chỉ biết gắng gượng đi vay mượn tiền để trang trải cuộc sống: “Trong lúc thu gom rác, chúng tôi tranh thủ nhặt vỏ chai nhựa về bán được đồng nào hay đồng đó. Hôm được năm chục, hôm bảy chục để có đồng rau đồng muối, các khoản khác đành phải đi vay mượn hết”, ông Đăng tâm sự.

Vay mượn nhiều, vợ chồng ông Đăng không tránh khỏi những lời mỉa mai cay đắng: “Hai người đi làm quanh năm mà không có tiền, suốt ngày đi vay?”. Ông Đăng cúi mặt, chẳng biết nói gì.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 10
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 11
Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng ông Đăng: "Giờ đã có ít trứng rồi".
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 12
Căn nhà tuềnh toàng của vợ chồng ông Đăng thuê.
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 13
Ông Đăng dự tính khi được mọi người hỗ trợ, ông sẽ mua 2 con bò về chăn thả.

Bị nợ lương nhiều tháng nhưng hàng ngày ông Đăng vẫn lắp chiếc chân giả đi gom rác: “Mình bỏ việc không làm thì sợ người ta không trả lương nữa nên vẫn cố đi nhưng càng cố thì họ càng nợ, mình lại càng không bỏ được số tiền lớn như vậy, công sức của mình mà”, ông Đăng chia sẻ.

Giờ đây, sau nhiều sức ép, phía công ty này đã trả một khoản tiền và hứa sẽ trả nốt số tiền còn lại cho ông Đăng trong tháng 7 tới. Gia đình ông Đăng cũng được các hội từ thiện giúp đỡ trang trải cuộc sống trước mắt nên ông Đăng cũng thoải mái, vui vẻ hơn những ngày trước.

“Giờ người ta biết tôi đeo chân giả và sự việc đến mức này thì tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý nghỉ việc rồi. Tôi không sợ mất việc nữa, mọi người giúp đỡ tôi dự kiến sẽ mua 2 con bò về rồi tôi sẽ đi chăn bò hàng ngày thôi”, ông Đăng cười.

Người mẹ đơn thân chăm con nhỏ và mẹ già yếu

Cũng trong tình trạng bị công ty Minh Quân nợ lương, chị Nguyễn Thị Minh Uyên (quê ở Thái Bình) cũng có những khoảng thời gian khốn khổ vì nuôi con nhỏ và người mẹ già yếu.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 14
Chị Uyên cũng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi 1 mình nuôi con nhỏ và mẹ già.

Chị Uyên bắt đầu làm việc cho công ty này từ năm 2017 nhưng bị nợ nhiều tháng lương trong năm 2020. Một mình chị Uyên nuôi con nhỏ đang học lớp 4 và người mẹ già yếu khiến cuộc sống thiếu thốn đủ đường.

Trước đây, chị Uyên cũng có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc tại tỉnh Hải Phòng. Hàng ngày chị làm công việc lao công, vệ sinh môi trường, lương thấp nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống. Tưởng rằng cuộc sống êm đềm cứ thế trôi đi nhưng khi chị đang mang bầu bé trai thứ 3 thì “giông bão” bắt đầu ập đến khiến 2 vợ chồng mâu thuẫn rồi sống ly thân.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 15
Chị bắt đầu làm việc tại công ty, làm công việc thu gom rác tại Hà Nội từ 2017.
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 16
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 17
Chị cũng là một trong số nhiều công nhân bị nợ lương suốt nhiều tháng.

“Tôi sinh cháu được 1 tuổi thì 2 vợ chồng ra toà ly hôn. Tôi và mẹ bán đất ở Hải Phòng lên Hà Nội sinh sống, không có việc gì làm tôi lại xin vào làm ở công ty môi trường, thu gom rác thải vào năm 2017”, chị Uyên tâm sự.

Kể từ đó cả gia đình dựa vào những đồng lương ít ỏi của chị đi làm công việc thu gom rác nhưng công ty nợ lương khiến cuộc sống của chị vô cùng khổ cực.

“3 mẹ con tôi sống tại một mảnh đất ở phường Phú Đô. Hồi ấy lên đây mua chỉ có tờ giấy sang tên chứ không có sổ đỏ, giờ chúng tôi cũng chỉ biết ở vậy qua ngày. Con trai năm nay bắt đầu lên lớp 4 rồi, tôi đi làm suốt nhưng bị nợ lương không có tiền trang trải cuộc sống, mẹ vì áp lực nên cũng chửi mắng tôi thậm tệ”, chị Uyên chia sẻ.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 18
Giờ đây, chị cũng được một số nhà hảo tâm hỗ trợ khoản tiền nhỏ để trang trải cuộc sống.
Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 19
Chị Uyên vô cùng vui vẻ và gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã hỗ trợ gia đình chị.

Thậm chí, có lần chị Uyên đã từng ra thuê trọ ở riêng vì không chịu được những câu quát mắng của mẹ. Những lần mẹ chửi mắng, chị Uyên cũng không dám nói bị công ty nợ lương vì sợ mẹ nghĩ chị đi ăn chơi, đua đòi hết tiền. Chỉ đến khi mọi chuyện vỡ lỡ, mẹ chị mới hiểu và thông cảm.

Về phần người con trai năm nay lên lớp 4, dù còn nhỏ nhưng cậu bé cũng ngại với bạn bè vì mẹ không có tiền đóng học phí: “Đưa nó lên tận nơi nhưng nó nhất quyết không học, nó xấu hổ với bạn bè vì mẹ đóng học phí muộn. Lúc nào cũng là người đóng tiền học muộn nhất lớp nên các bạn trêu, có lần nó nghỉ học mấy ngày liền mới chịu đi”, chị Uyên chia sẻ.

Nỗi đau người đàn ông một chân mưu sinh nơi đống rác bị nợ lương và mẹ đơn thân chăm mẹ già con dại Ảnh 20
Cậu con trai của chị cũng được người thân đóng học phí giúp trong thời gian tới cho đến khi gia đình đỡ khó khăn hơn.

Sau nhiều nỗ lực, giờ đây gia đình chị Uyên cũng đã nhận được một khoản tiền từ phía công ty nợ lương và một chút tiền hỗ trợ từ các nhà thiện nguyện.

“Được các nhà từ thiện quan tâm, giúp đỡ nên tôi vui mừng lắm. Giờ có tiền trả nợ, đỡ vất vả hơn trước rồi. Bé trai cũng được một người thân giúp đỡ đóng học phí trong thời gian tới, tôi sẽ dành tiền để tu sửa cái nhà cho mấy mẹ con có chỗ ở cẩn thận hơn”, chị Uyên tâm sự.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Long Quyền

Được quan tâm

Tin mới nhất