Gần 3h sáng ngày 21/2, cẩu bánh xích đã nâng thành công toa tàu đầu tiên lên ray đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Dù trời mưa khá nặng hạt nhưng nhiều người vẫn nán lại để xem các kỹ sư lắp đặt toa tàu.
22h30 tại khu vực ga La Khê và ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn, Hà Đông hai máy cẩu cỡ nhỏ và một chiếc cẩu cỡ lớn được Ban quản lí dự án đường sắt điều động đến để lắp đặt toa tàu lên ray đường sắt trên cao.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội lắp đặt toa tàu đường sắt trên cao, cho nên thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Dù khá muộn nhưng người dân Thủ đô vẫn xếp hàng dài xung quanh hàng rào để chiêm ngưỡng toa tàu có “một không hai” ở Việt Nam. Được biết cự ly sát công trường nhất mà họ có thể đứng ở khoảng cách 40 m. Tuy vậy, một số người vẫn tiến gần đến nơi thi công để nhìn rõ toa tàu.
Anh Nguyễn Văn Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Tôi thắc mắc về việc vì sao người ta có thể đưa toa tàu lớn như vậy lên đường ray trên cao. Chính vì vậy, tôi đến đây khá sớm khoảng 21h tối để quan sát quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng như thi công”.
Khoảng hơn 1h đêm, trời mưa nặng hạt khiến nhiều người bị ướt. Song họ vẫn nán lại để ngắm tận mắt cảnh lắp tàu này.
Nhiều người phải lấy ô ra che để tránh bị ướt.
Một phóng viên tác nghiệp trong sự kiện này phải dùng áo mưa để bảo vệ máy quay của mình.
Gần 1h sáng, toa tàu được xe siêu trường siêu trọng chở đến khu vực thi công tại vị trí từ trụ JR02 đến JR06. Vị trí này gần ga La Khê, nằm trên đường Quang Trung - Hà Đông (giáp ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn).
Việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn được thực hiện bằng cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (cần cẩu loại 250 tấn), cần chính 51,8m; bán kính hoạt động từ 10,8m đến 12m ứng với trọng lượng mã hàng tương ứng từ 84,5 tấn đến 79,5 tấn, để cẩu lắp đoàn tàu.
Theo dự kiến ban đầu, từ 22h30 tối ngày 20/2 đến 5h sáng ngày 21/1, nhà thầu cùng đơn vị thi công sẽ tiến hành nâng 2 toa tàu lên ray đường sắt trên bao. Tuy nhiên, vì một số ý do khách quan nên trong ngày đầu thực hiện chỉ nâng được một toa tàu lên ray.
Mỗi toa tàu khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m, riêng toa chở khách nặng 32 tấn. Trong quá trình thi công, lực lượng chức năng cấm toàn bộ giao thông tại khu vực ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La (Hà Đông).
Các kỹ sư lắp đặt thiết bị rất kỹ lưỡng và cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Gần 2h30 toa tàu chính thức được nâng lên khỏi vị trí.
Clip toa tàu được nâng đặt vào ray.
Mỗi toa tàu có thời gian thi công lắp đặt từ 1- 1,5h đồng hồ.
Toa tàu được nhấc bổng lên không trung để chuẩn bị lắp vào ray.
Để cẩu được toa tàu phải sử dụng cẩu trục loại 250 tấn. Bên cạnh đó các kỹ sư còn dùng một giá đỡ được nối dây cáp lớn ở hai đầu để toa tàu được cân bằng.
Vì phần đầu của toa tàu quá nặng nên nhiều khi bị nghiêng xuống.
Theo Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, mỗi đêm dự kiến lắp 2 toa. Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại vào quý I/ 2018, chậm 3 năm so với kế hoạch. Theo đó dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm 2011 gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, 12 nhà ga…
Được đánh giá là một trong những trang phục linh hoạt và thoải mái nhất, lại không kén người mặc, hoodie chính là một item không thể thiếu trong tủ quần áo của mọi chàng trai, cô gái.