Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Học phí đại học tăng vẫn rẻ hơn học mầm non'

Sáng 21/7, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) Bùi Hồng Quang có trao đổi với PV xung quanh vấn đề trường ĐH thực hiện thí điểm tự chủ tài chính tăng học phí gây sốc cho sinh viên?

Ông Bùi Hồng Quang cho biết: Cả nước có 14 trường ĐH thực hiện thí điểm tự chủ tài chính, trong đó có 6 trường trực thuộc Bộ GD-ĐT, 8 trường còn lại trực thuộc các bộ ngành khác.

Các trường ĐH tự chủ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng. Sau khi có quyết định giao tự chủ, từng trường sẽ lập đề án trình Thủ tướng xem xét phê duyệt, trong đó có mức trần học phí và lộ trình… Đồng thời, tuân thủ nguyên tắc công khác mức học phí, quyết định tăng và có thông báo trước cho sinh viên.

hoc-phi-dai-hoc-tang-van-re-hon-hoc-mam-non-29-200335

Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Tuy nhiên, trong lộ trình thực hiện, có những sinh viên năm đầu áp dụng mức học phí theo quy định cũ - đến năm hai, năm ba “phải chịu” áp mức học phí mới nên không tránh được những đột ngột, dẫn đến những trục trặc.

Theo quy định chung, việc tăng học phí của các cơ sở giáo dục phải công khai minh bạch trước năm học, trong đó công khai mức học phí từng khóa học, ngành học là bao nhiêu để sinh viên cân nhắc lực chọn.

Ông lý giải thế nào khi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vấp phải phản ứng của sinh viên khi triển khai các quy định được phê duyệt?

Một điều có thể khẳng định việc các trường thí điểm tự chủ tài chính có đủ hệ thống văn bản quy định cho lộ trình tính toán tăng học phí đến năm học 2020-2021. Tuy nhiên, lộ trình tăng của các trường có hợp lý hay không phải xem xét nhiều yếu tố.

Với những trục trặc ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hôm qua (20/7) Bộ đã yêu cầu báo cáo chi tiết trên cơ sở đó mới phân tich được hợp lý hay không hợp lý chỗ nào.

Nhưng cá nhân tôi cho rằng, lộ trình thực hiện tăng học phí của các trường không thể bất hợp lý. Bởi, từng trường thực hiện theo quyết định của Thủ tướng, trong đó có quy định rõ mức trần học phí quy định cho từng năm học và đến năm học 2020-2021.

Trong trường hợp trường tăng học phí mà có phản ứng có hai khả năng xảy ra: Mức tăng của trường đưa ra có đảm bảo mức tăng bình quân theo quy định đinh về mức trần học phí của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và đã đảm bảo thực hiện đúng theo quyết định của TTCP chưa. Mức áp dụng tăng đã được công khai minh bạch và đương nhiên phải đảm bảo chất lượng đầu ra.

Vì chưa nhận báo cáo chi tiết của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nên phải xem phản ứng của sinh viên về 500.000 đồng/ tín chỉ là tăng ở ngành gì? chương trình nào?

Với mức tăng học phí như các trường ĐH tính toán tăng theo lộ trình, theo ông có thực sự gây sốc?

Với mức học phí tăng của các trường thí điểm tự chủ so với các nước thì quá thấp. Thậm chí mức phí đầu tư cho học ĐH ở Việt Nam còn rẻ hơn cả học mầm non.

Mặt khác, khi các trường thực hiện thí điểm tực chủ tài chính sẽ không được nhà nước cấp ngân sách. Nhà nước không cấp đồng nào cho chi thường xuyên mà chỉ nhận duy nhất ngân sách nhà nước đã duyệt cho nhưng công trình đang xây dựng dở.

Và thực tế từ năm 2014-2017 các trường không nhận một xu nào từ ngân sách nhà nước. Nguồn chi chỉ trông vào nguồn học phí và các khoản thu sự nghiệp khác. Đây cũng là chủ trương của Chính phủ khi triển khai thực hiện thí điểm cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục ĐH. Và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một cơ sở trong đó.

Việc thực hiện chủ trương này là đúng để thực hiện chủ trương về xã hội hóa giáo dục.

Ông có thể giải thích thêm chủ trương đúng nhưng chưa nhận được sự đồng thuận là do đâu?

Chủ trương xã hội hóa giáo dục triển khai hiệu quả cũng định hướng cho việc phân luồng ngành học tốt trong tương lai, vì khi đó sinh viên sẽ không đổ sô chạy theo ngành hót mà phải cân nhắc cả năng lực, nguồn lực và đầu ra khi ra trường.

Thực tế, nhiều năm gần đây người học cứ nhao vào học ngành hót. Các trường đua mở ngành hot để gọi là “đáp ứng nhu cầu” - nhưng thực tế là nhà vào học chay, dạy chay không đảm bảo chất lượng đầu ra dẫn đến lãng phí thời gian, công sức. Trong khi đó nhiều ngành nghề cần lao động lại đang thiếu thì lại không có người học.

Do đó, bước đầu thực hiện thí điểm sẽ có phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích, nhưng phải làm cho quen. Vì ngân sách nhà nước không kham nổi.

Vì vậy, người học cũng cần có thay đổi suy nghĩ: học những trường top đầu thì chi phí phải cao.Thí sinh phải cân nhắc lựa chọn ngành, khả năng kinh tế để lựa chọn ngành, nghề, trường học phù hợp.

Một điều có thể khẳng định: Học phí các trường ĐH đang thí điểm cũng chưa đủ đảm báo chi phí đào tạo. Nếu tính đủ cho các chi phí giáo dục (gồm chi lượng, đào tạo, quản lý trực tiếp, khấu hao tài sản cố định…) thì mức học phí phải thu cao hơn.

14 trường ĐH triển khai thí điểm tự chủ tại chính gồm: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Thương mại, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Tài chính Marketing, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Điện lực, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Vietnamnet

Được quan tâm

Tin mới nhất