Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Hi hữu: Tòa bất ngờ vì bị Luật sư 'đòi' trả chỗ ngồi

Theo Pháp Luật TP HCM Theo dõi Saostar trên google news

Khi được tòa mời vào chỗ ngồi, trên vai đeo túi sách, Luật sư thắc mắc: “Tôi không có chỗ ngồi, toà không thể nào nói tôi đi xuống dưới ngồi được”.

Sáng ngày 25/1, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa lưu động tại TAND tỉnh Bình Phước vụ án bị cáo Phạm Duy Lăng bị truy tố về tội giết người.

Điều đáng chú ý là do Tòa Cấp cao lên lịch xét xử không chỉ vụ án của bị cáo Lăng mà còn có vụ án khác nữa. Trong khi đó bàn Luật sư do TAND tỉnh Bình Phước bố trí chỉ đủ chỗ cho hai Luật sư ngồi nên các Luật sư của bị cáo Lăng không có chỗ ngồi.

Thấy Luật sư đứng, tòa yêu cầu: “Mời vị Luật sư vào chỗ ngồi”.

Luật sư của bị cáo Lăng đáp: “Tôi không có chỗ ngồi, tòa không thể nào nói tôi đi xuống dưới được (nơi người dự tòa ngồi- PV)”.

Bất ngờ về câu trả lời trên nên tòa giải thích: “Đây là cách bố trí chỗ ngồi của TAND tỉnh Bình Phước”. Ngay sau đó tòa phải mời hai vị luật sư của vụ án được xét xử sau đứng dậy nhường chỗ cho các luật sư của bị cáo Lăng nhưng vẫn không đủ chỗ ngồi. Do vậy tòa đành phải cho di dời bàn Luật sư (theo chuẩn của tòa tỉnh Bình Phước) ra ngoài thay bằng bàn ghế dài hơn.

Tòa phải thay bàn ghế cho Luật sư. Ảnh: CTV

Như báo Pháp Luật TP.HCM nhiều lần phản ánh, theo hồ sơ tháng 3/2009, khi dự một đám cưới ở xã Phước Sơn, nhóm của Lăng xô xát với một nhóm thanh niên xã Thống Nhất. Lăng bị Chu Quang Tùng dùng cục đá đập trúng đuôi mắt phải nên chửi rồi vào nhà người dân tìm hung khí đánh trả.

Lúc đó, Lương Văn Khu thấy anh Trương Thanh Thức (ngụ xã Đức Liễu) đang đứng gần đấy, tưởng nhầm anh Thức thuộc nhóm thanh niên xã Thống Nhất bèn đấm vào vai khiến anh Thức lảo đảo. Khu đá tiếp vào chân làm anh Thức ngã xuống đường rồi tiếp tục đá hai cái vào mông. Cáo trạng quy kết khi anh Thức đang chống tay đứng dậy, Lăng cầm chày inox (dài 20 cm, dùng để giã ớt) đánh anh Thức vào đầu khiến nạn nhân tử vong vài ngày sau đó.

Tháng 6/2011, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần đầu, phạt bị cáo Phạm Duy Lăng 16 năm tù về tội giết người, đồng thời kiến nghị cấp trên hủy bản án sơ thẩm của mình để điều tra, xét xử lại vì vụ án có dấu hiệu bỏ lọt đồng phạm giết người, gây rối trật tự công cộng. Lăng kháng cáo kêu oan rằng mình không dùng chày inox đập đầu nạn nhân.

Bị cáo Phạm Duy Lăng kêu oan suốt nhiều năm trời. Ảnh: NGÂN NGA

Tháng 9/2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Sau đó VKS tỉnh Bình Phước đã truy tố thêm Khu và hai người nữa về tội gây rối trật tự công cộng.

Rất nhiều lần TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa sơ thẩm lần hai, trong đó có hai lần tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng vẫn chưa thể kết tội Lăng. Lý do: Các kết luận giám định pháp y mâu thuẫn nhau; hành vi đấm đá, đạp của Lương Văn Khu, Lương Văn Phòng có phải là nguyên nhân chính gây ra cái chết của bị hại hay không; nhân chứng khai quá trình điều tra ban đầu bị điều tra viên huyện Bù Đăng đánh đập, giam giữ trái pháp luật.

Xử sơ thẩm lần hai vào tháng 7/2016, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt bị cáo Phạm Duy Lăng 14 năm tù về tội giết người (giảm 2 năm tù so với sơ thẩm lần đầu). Ngoài ra, tòa còn phạt các bị cáo Lương Văn Khu 18 tháng tù và hai bị cáo khác từ 12 đến 16 tháng tù cùng về tội gây rối trật tự công cộng.

Bị cáo Lăng tiếp tục kháng cáo kêu oan.

Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, do một số bị cáo vắng mặt tại toà nên toà đành phải hoãn xử.
Đây là vụ án kéo dài đã 9 năm tương đương với khoảng thời gian Lăng bị bắt giam nhưng hồ sơ vẫn chưa thể khép lại.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Pháp Luật TP HCM

Được quan tâm

Tin mới nhất
VietNam Future Fashion Show - MoonLight: Một Đêm Thời Trang Thăng Hoa