Chỉ với vỏn vẹn gần 30cm còn lại sau khi kẻ vạch, người đi bộ bắt buộc phải "nhường" lại vỉa hè cho những hạng mục đã tồn tại từ lâu như bốt điện, hàng rào, xe rác, nhà vệ sinh công cộng...
Sau chiến dịch “đòi lại vỉa hè”, nhiều tuyến phố Thủ đô đã có những thay đổi tích cực khi cảnh để xe lấn chiếm vỉa hè đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạng mục, công trình rất khó di chuyển để trả lại vỉa hè cho người đi bộ như bốt điện, nhà vệ sinh công cộng, hàng rào, biển báo…
Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ quanh khu vực phố Bảo Khánh, Hàng Trống đã có rất nhiều bốt điện chiếm hoàn toàn vỉa hè.
Nhiều tuyến đường khác cũng rơi vào tình trạng tương tự khi các hạng mục này nằm ngoài vạch sơn và luôn cản trở người đi bộ.
Nhiều người dân ở đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) bức xúc, sau khi kẻ vạch, phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ cũng bị chiếm tới quá nửa.
Trước đó (ngày 10/3), các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân “đòi lại vỉa hè”, thậm chí khu vực quận Đống Đa còn huy động cả xe cẩu, xe nâng đi để gỡ mái vảy, biển hiệu trên cao, trả lại không gian cho người đi bộ trên vỉa hè.
Tuy nhiên, với các hạng mục như thế này thì đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết còn người đi bộ thì vẫn phải “nhường” lại vỉa hè và đi xuống lòng đường.
Một trạm điện “hiên ngang” trên vỉa hè đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội).
Nhiều đoạn vỉa hè dành cho người đi bộ sau khi được kẻ vạch chỉ còn chưa đến 30cm.
Sau gần 2 tuần “đòi lại vỉa hè”, người đi bộ vẫn phải đi xuống lòng đường để “nhường” vỉa hè cho nhiều chướng ngại vật khác.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và nhu cầu xã hội, công nghệ ô tô trở thành lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế toàn cầu. Công nghệ kỹ thuật ô tô, do đó được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng phát triển không chỉ hiện tại mà cả tương lai.