Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Ghé quán 'bún cho' gặp bà chủ hào sảng, dễ thương số một Sài thành

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Hễ có khách nào xin thêm vài miếng huyết, chút riêu hay rau, dì Sang đều tươi cười tặng thêm mà không lấy tiền. Dì bảo có đáng nhiêu đâu mà so đo tính toán, miễn vui là được.

Tồn tại đã hơn nửa thế kỷ, quán bún riêu của dì Sang từ lâu đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với người dân sống xung quanh khu vực chợ Phú Nhuận. Bao nhiêu năm nay vẫn vậy, quán của dì chẳng có cửa tiệm khang trang, cũng chẳng có địa chỉ rõ ràng hay một bảng hiệu hoành tráng, thế nhưng nếu bạn muốn tìm, người dân sẽ tận tình chỉ bạn đến tận nơi.

Nằm lặng lẽ trong con đường Cao Thắng (phường 11, quận Phú Nhuận), quán nhỏ của dì Sang được bày trí đơn giản với dăm ba chiếc bàn ghế nhựa cũ, vài chiếc dù cũng bạc màu theo thời gian. Người ta tìm đến nơi này không chỉ vì tô bún riêu đậm đà của dì, mà còn bởi trót yêu cái tính hào sảng, phóng khoáng của bà chủ quán đáng mến.

Nằm lặng lẽ trong con đường Cao Thắng (phường 11, quận Phú Nhuận), quán nhỏ của dì Sang được bày trí đơn giản với dăm ba chiếc bàn ghế nhựa cũ, vài chiếc dù cũng bạc màu theo thời gian. Người ta tìm đến nơi này không chỉ vì tô bún riêu đậm đà của dì, mà còn bởi trót yêu cái tính hào sảng, phóng khoáng của bà chủ quán đáng mến.

"Dì bán bún ở đây từ năm 18 tuổi, hồi đó theo mẹ ra đây bán, thấm thoắt vậy mà giờ đã 70 tuổi rồi, nhanh ghê!" - dì Sang kể. 52 năm, gần như cả cuộc đời gắn bó với một công việc, với riêng dì Sang buôn bán không đơn thuần là một công việc mà nó đã trở thành một phần của cuộc đời mình.

“Dì bán bún ở đây từ năm 18 tuổi, hồi đó theo mẹ ra đây bán, thấm thoắt vậy mà giờ đã 70 tuổi rồi, nhanh ghê!” - dì Sang kể. 52 năm, gần như cả cuộc đời gắn bó với một công việc, với riêng dì Sang buôn bán không đơn thuần là một công việc mà nó đã trở thành một phần của cuộc đời mình.

Từ ngày mẹ già yếu không thể tiếp tục công việc buồn bán, dì Sang cùng dì Tần (em gái ruột) thay mẹ tiếp tục công việc của quán.

Từ ngày mẹ già yếu không thể tiếp tục công việc buồn bán, dì Sang cùng dì Tần (em gái ruột) thay mẹ tiếp tục công việc của quán.

Đều đặn mỗi ngày, 2 dì thức dậy từ lúc 3h sáng rồi đi xe ôm đến chợ Phú Nhuận để mua nguyên vật liệu nấu bún. Dì bảo mua sớm để các nguyên liệu còn tươi thì nấu mới ngon. Sau khi mua đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, hai dì đi bộ tới quán bắt đầu chế biến để kịp bán vào lúc 6h sáng.

Thời buổi hiện đại có rất nhiều công cụ hỗ trợ để việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn, nhưng dì Sang vẫn giữ thói quen nấu nước lèo bằng bếp củi. Dì tâm sự: “Trước giờ nấu củi quen rồi, giờ chuyển sang nấu gas sợ không quen canh lửa. Nấu củi cực chút xíu mà đảm bảo cho hương vị”.

Chiếc nồi theo dì Sang mấy chục năm nay đã bị phủ bởi một màu đen tuyền của khói, thế nhưng dì vẫn giữ nó như một người bạn già tri kỷ.

Chiếc nồi theo dì Sang mấy chục năm nay đã bị phủ bởi một màu đen tuyền của khói, thế nhưng dì vẫn giữ nó như một người bạn già tri kỷ.

Mỗi tô bún riêu có giá 15.000 đồng, thế nhưng thực khách nào muốn xin thêm vài miếng huyết, một ít riêu cua hay đậu hũ, dì Sang đều nhiệt tình đáp ứng mà không thu thêm tiền. Dì kể: “Bữa hôm có ông khách lại ăn, ổng xin thêm mấy miếng huyết, dì liền múc thêm cho ổng. Lúc ăn xong ổng trả thêm tiền, nhưng dì không có lấy. Dì nói đó là tặng thêm không lấy tiền”. (cười)

Dì Sang tâm sự: "Mình so đo tính toán chi mấy thứ nhỏ nhặt đó. Khách người ta muốn ăn thêm chút xíu mình cho thêm, có người ăn nhiều có người ăn ít, cũng không đáng bao nhiêu, mà khách họ vui, họ lại đến nữa. Dì bán ở đây mấy chục năm, khách ai cũng quý, có nhà ăn bún của dì 3 đời luôn đó".

Dì Sang tâm sự: “Mình so đo tính toán chi mấy thứ nhỏ nhặt đó. Khách người ta muốn ăn thêm chút xíu mình cho thêm, có người ăn nhiều có người ăn ít, cũng không đáng bao nhiêu, mà khách họ vui, họ lại đến nữa. Dì bán ở đây mấy chục năm, khách ai cũng quý, có nhà ăn bún của dì 3 đời luôn đó”.

Mỗi khi quán đông khách dì đều cố gắng không để mọi người khó chịu khi phải đợi lâu. Hôm tôi đến, quán khá đông, ngồi đợi một hồi lâu vẫn chưa có bún. Dì Sang đang loay hoay múc bún thì nhìn sang tôi hỏi: “Ủa con chưa có bún hả?”. Rồi dì cười hì hì: “Đợi dì chút xíu ngen, dì làm xong tô này là làm cho con liền!”.

Không những phóng khoáng trong khoản cho thêm, dì Sang còn tiếp khách rất ân cần, chu đáo.

Không những phóng khoáng trong khoản cho thêm, dì Sang còn tiếp khách rất ân cần, chu đáo.

Vì quán nhỏ, đôi khi mọi người ngồi hết cả lối đi, nên dì Sang không thể tận tay trao tô bún cho khách. Những lúc như thế dì lại nở nụ cười hiền hậu nhờ mọi người chuyển giúp và không quên đùa: "Cho dì ké chuyến đò qua bển nghen".

Vì quán nhỏ, đôi khi mọi người ngồi hết cả lối đi, nên dì Sang không thể tận tay trao tô bún cho khách. Những lúc như thế dì lại nở nụ cười hiền hậu nhờ mọi người chuyển giúp và không quên đùa: “Cho dì ké chuyến đò qua bển nghen”.

Khách đến quán đều được dì Sang hỏi han cẩn thận rằng: “Ăn đầy đủ hả con?”, “Không ăn huyết, không lấy hành hả con?”, “Riêu cua nhiều, ít đậu hả con?”, “Rau trụng, không lấy giá hả con?”… và dù khách hàng có đòi hỏi nhiều thế nào thì dì Sang vẫn luôn tươi cười phục vụ theo đúng ý khách.

Anh Quang (27 tuổi, quận Phú Nhuận) chia sẻ: "Tôi thường đến quán của dì Sang ăn bún, giá rẻ mà ăn ngon. Với lại cách bán hàng của dì Sang khiến tôi thấy dễ chịu".

Anh Quang (27 tuổi, quận Phú Nhuận) chia sẻ: “Tôi thường đến quán của dì Sang ăn bún, giá rẻ mà ăn ngon. Với lại cách bán hàng của dì Sang khiến tôi thấy dễ chịu”.

Quán dì Sang để sẵn thùng trà đá, những người bán hàng rong nếu khát nước có thể thoải mái vào uống mà không cần phải trả phí gì.

Quán dì Sang để sẵn thùng trà đá, những người bán hàng rong nếu khát nước có thể thoải mái vào uống mà không cần phải trả phí gì.

“Mua cua sống về rồi dì tự chế biến, chứ không mua cua làm sẵn, rau cũng vậy rửa mấy nước, rồi bỏ tủ lạnh, sáng ra rửa lại rồi mới đem bán để đảm bảo an toàn thực phẩm” - dì tâm sự rằng dù đã lớn tuổi nhưng luôn cố gắng làm mọi thứ chứ không mua sẵn.

Dì Sang thiệt lòng nói: “Nhà có 8 anh chị em, mà hết 5 người hi sinh bên chiến trường Campuchia. Giờ chỉ còn 3 chị em sống ở Sài Gòn với mẹ già. Cả hai dì đều không có chồng con, nên giờ có người hỏi truyền nghề lại cho ai thì dì cũng không biết sẽ truyền cho ai?”.

Sài Gòn vẫn luôn chất chứa những điều dễ thương nhỏ nhỏ như thế. Người ta đến quán dì Sang để được nếm vị ngọt của tô bún riêu đậm đà, và còn để nếm cái vị ngọt của tình người đáng mến.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất