Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Đột nhập ‘đại công trường’ sản xuất nhựa, nơi tái chế rác thải bẩn thành hộp đựng thức ăn

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi những chiếc cốc nhựa để nước mía, đựng cháo, hộp xốp đựng cơm, thức ăn… mà ta vẫn sử dụng hàng ngày, vẫn được người bán niềm nở đưa tận tay có xuất xứ từ đâu?

Hộp xốp, cốc nhựa, túi nilon… là những đồ đựng thực phẩm và nước uống một lần vẫn được chúng ta sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Đã xa rồi cái thời mang cặp lồng đi mua cơm, mang làn đi chợ mua đồ. Giờ đây, sự tiện dụng của đồ nhựa, túi nilon sử dụng một lần đã hoàn toàn “áp đảo”.

Nước mía, nước quất, nước chanh, bún, cháo, phở, đồ ăn sẵn…dường như tất cả thực phẩm hàng ngày chúng ra mua đều được đựng trong các hộp xốp cốc nhựa. Đã bao giờ cầm hộp đồ ăn trên tay, chúng ta tự hỏi: Không biết hộp xốp này từ đâu? được sản xuất như thế nào?

Đây là những đồ nhựa chúng ta vẫn hàng ngày sử dụng để đựng thức ăn.

Những đồ nhựa chúng ta vẫn hàng ngày sử dụng để đựng thức ăn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi ngày thành phố Hà Nội phát sinh gần 5.400 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Con số khủng này vẫn còn “thua” so với 7.000 tấn rác của TP HCM. Trong số hàng nghìn tấn chất thải đó, ngoài những chất thải được chôn lấp thì vẫn có những loại rác được người lao động mang về để tái chế.

Rác thải sinh hoạt của người dân. Ảnh: internet

Rác thải sinh hoạt của người dân. Ảnh: Internet

Sau khi ra bãi rác sẽ có những người chuyên đi thu gom những chất thải có thể tái chế được. Ảnh internet

Sau khi ra bãi rác sẽ có những người chuyên đi thu gom những chất thải có thể tái chế được. Ảnh: Internet

Rác thì có liên quan gì đến những hộp nhựa chúng ta vẫn đựng đồ ăn không? Tin buồn là có!

Hàng nghìn tấn rác chúng ta thải ra mỗi ngày vẫn đều đặn được những người thu gom mang đi tiêu thụ ở những làng nghề tái chế rác thải. Một trong những làng nghề nổi tiếng về tái chế nhựa thải đó là làng Minh Khai, Hưng Yên.

Ghé thăm “đại công trường” tái chế đồ nhựa ở Minh Khai, hay còn gọi là làng Khoai, xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, cảm nhận đầu tiên là những cột khói màu xám xịt, không khí ken đặc mùi của rác thải.

mk13

Dọc đường làng Khoai chỉ toàn rác… và rác!

mk6

Rác được tập kết hai bên đường.

mk12

Một trong những “thủ phủ” tái chế rác ở miền Bắc.

Từ làng trên đến xóm dưới lúc nào cũng tấp nập người ra vào, đâu đâu cũng chất đầy “núi” rác. Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ” tái chế rác hoặc “đại công trường” tái chế rác. Rác thải có thể tái chế sẽ được tập kết, sản xuất thành hạt nhựa, bán cho các cơ sở sản xuất đồ nhựa sử dụng một lần như cốc, hộp xốp đựng thực phẩm…tạo thành thành phẩm

Làng Khoai có khoảng 1000 hộ dân, thì có tới 80% trong số đó sinh sống bằng nghề tái chế nhựa. Hơn 4.000 người dân ngày ngày ăn, ngủ, sinh hoạt bên cạnh những đống rác ngồn ngộn. Đến nay, làng Khoai cũng đã có tới 100 doanh nghiệp và 400 cơ sở nhỏ hành nghề.

mk7

Những người công nhân trực tiếp làm việc với rác bằng những bảo hộ lao động sơ sài.

mk10

Hàng ngàn tấn rác thải này sẽ “hóa thân” thành ly - bát nhựa mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày.

mk2

Núi rác thải này được thu gom từ những người làm “đồng nát”. Đây chính là rác thải sinh hoạt của người dân.

km1

Tất cả những loại nhựa có thể tái chế cũng đều được thu gom về các làng nghề.

Tại đây, những công nhân làm ở xưởng tái chế sẽ tiến hành phân loại.

Tại đây, những công nhân làm ở xưởng tái chế sẽ tiến hành phân loại.

Rác tập trung tại các nhà xưởng đến tiền hành những công đoạn tiếp theo.

Rác tập trung tại các nhà xưởng.

Các loại nhựa, túi nilon sau khi được thu gom sẽ được đưa qua một bồn nước để tẩy rửa. Sau đó các công nhân sẽ tiến hành đun chảy, làm nguội và cắt ra các hạt nhựa nhỏ. Hạt nhựa này sẽ bán cho những cơ sở sản xuất các loại chai nhựa, cốc nhựa, hộp xốp…

Đi sâu bên trong một xưởng sản xuất hạt nhựa thủ công và xập xệ. Ta sẽ cảm nhận được mùi nhựa đun chảy nồng nặc trong không khí. Sàn nhà ướt nhẹp, trơn bẩn. Những người công nhân miệt mài sản xuất hạt nhựa từ rác mỗi ngày.

Bên trong một xưởng sản xuất hạt nhựa.

Bên trong một xưởng sản xuất hạt nhựa.

mk21

Các công nhân đang tiến hành sản xuất hạt nhựa và sau đó những hạt nhựa này sẽ được sản xuất ra những đồ đựng thực phẩm mà chúng ta vẫn hay sử dụng.

Những cơ sở không làm hạt nhựa tái chế thì mua hạt về rồi sản xuất thành thành phẩm. Họ dùng máy “thổi” để thổi ra túi nilon, cốc nhựa, hộp xốp, ống nước… Những đồ dùng này được mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng bán đồ ăn, nước uống như quán cơm, phở, đồ ăn sẵn, hàng nước…

Liệu có mấy người biết được rằng những chiếc cốc nhựa đựng thứ nước uống ngọt ngào kia lại được làm từ...rác?

Liệu có mấy người biết được rằng những chiếc cốc nhựa đựng thứ nước uống ngọt ngào kia lại được làm từ…rác?

Người Việt vẫn vô tư đưa chất độc vào người mỗi ngày.

Người Việt vẫn vô tư đưa chất độc vào người mỗi ngày.

Và người tiêu dùng lại vô tư sử dụng mà không hề biết họ đang dùng chính rác thải của mình để đựng thức ăn. Một số ít người biết thì lại có vẻ không quan tâm đến nguồn gốc, thậm chí là hậu quả mang lại của nó khi dùng.

Theo các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene. Polystyrene là một loại nhựa khá rẻ tiền, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Polystyrene khi gặp nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại gây ung thư.

Ngày 18/9 vừa qua, Pháp vừa thông qua luật cấm tất cả cốc, hộp, thìa… sử dụng một lần làm bằng nhựa. Đây được xem là quốc gia đầu tiên cấm sử dụng các loại dụng cụ đựng thức ăn tiện lợi này.

Xem thêm: 

Làm sao sử dụng cốc, chén, bát nhựa tránh được nguy cơ ung thư?

Bạn đang ‘giết’ chính mình bằng thói quen dùng hộp xốp, ly nhựa đựng thức ăn nóng

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bánh Mì

Được quan tâm

Tin mới nhất