Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Đòi tăng lương cô gái nhận câu trả lời 'tâm phục khẩu phục' từ sếp

Đi làm đã 3 năm nhưng cô nhân viên tên Lan mãi không được tăng lương, ấm ức cô hỏi sếp và đã nhận được câu trả lời “tâm phục khẩu phục”.

Cách đây ít giờ, trên mạng xã hội có chia sẻ câu chuyện không quá mới nhưng khá thú vị về sự phân loại nhân viên giỏi và trung bình của một công ty.

Theo đó, câu chuyện kể về một cô nhân viên tên Lan làm việc chăm chỉ 3 năm nhưng không được tăng lương và cũng không hề được thăng chức. Nhưng chính câu nói của sếp đã khiến cô gái này nhận thấy năng lực của mình còn hạn chế.

doi-tang-luong-co-gai-nhan-cau-tra-loi-tam-phuc-khau-phuc-tu-sep-10-092835
Câu chuyện đòi tăng lương gây bão mạng.
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện đã khiến nhiều người đi làm phải suy ngẫm, và cho rằng đó cũng là một bài học mà mỗi người cần rút ra cho riêng mình.

Bởi không phải ai vào làm sau được thăng tiến nhanh cũng là được ưu ái mà do năng lực cá nhân của mỗi người.

Nguyên văn câu chuyện đang gây tranh luận trái chiều trên mạng xã hội:

“Cô Lan đã làm việc tại công ty gần 3 năm, nhưng mới đây một nhân viên được tuyển dụng vào sau cô lại được thăng chức, còn cô thì không. Thế rồi một ngày, cô Lan tìm đến người sếp để nói chuyện.

“Thưa sếp, tôi đã từng đến trễ, về sớm hay bị kỷ luật bao giờ chưa?”.

Người sếp chỉ đơn giản trả lời: “Không có”.

“Vậy công ty có thành kiến với tôi không?”. Người sếp lúc này hơi sững sờ một lúc rồi trả lời: “Dĩ nhiên là không”.

“Tại sao người có trình độ chuyên môn thấp hơn cả tôi lại có thể được trọng dụng, mà tôi thì vẫn phải làm một công việc tầm thường?”

Tăng lương Người sếp im lặng một lúc rồi mỉm cười nói: “Việc của cô chúng ta sẽ đợi một lát sẽ bàn, hiện giờ tôi đang có một việc gấp cần xử lý, nếu không cô hãy giúp tôi xử lý việc này trước đã?”.

Ông sếp nói tiếp: “Một khách hàng sẽ đến công ty để kiểm tra tình trạng sản phẩm, cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến?”.

“Đây là một nhiệm vụ quan trọng”, bước ra đến cửa cô còn không quên quay lại cười với ông.

Sau 15 phút, cô quay trở lại văn phòng của ông chủ.

Sếp hỏi: “Cô đã liên hệ được với họ chưa?”.

Cô trả lời: “Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể qua”.

Ông sếp hỏi tiếp: “Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau?”

Cô gái ấp úng nói: “Cái này tôi chưa hỏi rõ”.

“Vậy có bao nhiêu người đến?”

“A! Giám đốc không nhắc tôi hỏi điều này?”

“Vậy họ đến đây bằng tàu hỏa hay máy bay?”

“Cái này ngài cũng không nhắc tôi hỏi!”

Sếp đã không nói gì nữa, mà thay vào đó gọi một nhân viên khác có tên Trương Thái vào. Anh Trương Thái vào công ty trễ hơn cô một năm, hiện giờ đã là người đứng đầu của một bộ phận.

Trương Thái đã nhận nhiệm vụ tương tự như của cô. Sau một lúc anh ấy đã quay lại.

Anh Thái cho biết: “Sự việc là như vậy… Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng ông Nam dẫn đầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón”.

“Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nghiên cứu 2 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn quốc tế gần đó, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước”.

“Còn nữa, trong tuần tới dự báo thời tiết có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo lại cho ngài ngay”.

Sau khi anh Thái rời đi, sếp đã quay sang nói với cô gái: “Bây giờ chúng ta hãy nói về câu hỏi của cô”.

“Không cần nữa ạ, tôi đã biết lý do, làm phiền ngài rồi”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất