Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tin sáng 23-1: Số ca COVID-19 chuyển nặng phần lớn chưa tiêm vắc xin

Trong kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2022 do Bộ Y tế vừa ban hành cho biết số liệu chung của các nước đều cho thấy số ca mắc chuyển nặng và tử vong đều tập trung ở nhóm chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Tin sáng 23-1: Số ca COVID-19 chuyển nặng phần lớn chưa tiêm vắc xin Ảnh 1
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Số ca COVID-19 chuyển nặng tập trung vào nhóm chưa tiêm vắc xin

Tại Mỹ, tỉ lệ nhiễm của người chưa tiêm cao gấp 5 lần, tử vong cao gấp 13 lần so với người đã tiêm. Tỉ lệ ca nhiễm và tử vong tại các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp cao gấp 3 lần so với quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao.

Bộ Y tế cũng cho biết với COVID-19, hầu hết các quốc gia trê thế giới đã chuyển từ chiến lược "không COVID" sang thích ứng an toàn, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế, du lịch quốc tế, giao thương quốc tế...

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết số bệnh nhân COVID-19 tử vong đã giảm so với tháng 8 và 9-2021 nhưng vẫn ở mức cao, khoảng trên 150 ca/ngày. 

Có một số nguyên nhân, cụ thể việc phân loại ca bệnh ở nhiều địa phương chưa đúng, chưa sát với hướng dẫn, dẫn đến có những F0 nặng điều trị tại nhà, khi chuyển đến cơ sở điều trị tầng 3 đã ở tình trạng quá nặng. Số ca bệnh tăng nhanh cũng dẫn đến quá tải hệ thống y tế và năng lực cấp cứu, điều trị.

Bộ Y tế cũng cho biết có tình trạng dùng thuốc chống viêm, chống đông quá sớm ở F0 điều trị tại nhà, nhiều đại phướng chưa tăng cường năng lực hồi sức tích cực.

Bộ Y tế cũng trích dẫn dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, cho rằng COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước 2023, có thể 2022 tiếp tục ghi nhận biến thể mới và có các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên hiện Việt Nam đã tiêm phủ vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng.

Tin sáng 23-1: Số ca COVID-19 chuyển nặng phần lớn chưa tiêm vắc xin Ảnh 2
Nhân viên trạm y tế lưu động phường 11, quận Tân Bình thăm hỏi và phát thuốc cho các F0 điều trị tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hà Nội: Sẵn sàng các điều kiện để đón học sinh trở lại trường học an toàn

Chiều 22-1, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập công tác đón học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19 tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ. Tham gia buổi diễn tập có đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo của 12 quận và một số trường học.

Diễn tập 7 nội dung cơ bản gồm: 

- Hướng dẫn, phân luồng giao thông khi phụ huynh đưa học sinh tới trường; 

- Hướng dẫn học sinh vào trường, vào lớp học đảm bảo công tác phòng chống, dịch COVID-19; 

- Hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập tại các lớp học bảo đảm công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới; 

- Xử lý các tình huống khi phát hiện F0 tại trường; 

- Xử lý tình huống khi có học sinh nghỉ học vì mắc COVID-19 tại lớp; 

- Hướng dẫn học sinh ra về khi kết thúc buổi học; 

- Bảo đảm công tác phân luồng giao thông khi học sinh tan học.

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ nay tới trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc sẽ triển khai công tác diễn tập, sẵn sàng các điều kiện an toàn để đón học sinh trở lại trường học khi có thông báo.

Tin sáng 23-1: Số ca COVID-19 chuyển nặng phần lớn chưa tiêm vắc xin Ảnh 3
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Đà Nẵng huy động lực lượng thanh niên hỗ trợ các trạm y tế điều trị F0 tại nhà

Liên quan đến công tác điều trị F0 tại nhà, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các địa phương huy động các lực lượng như thanh niên, nhân viên y tế dự phòng tại các trường để hỗ trợ các trạm y tế giám sát F0, nhập thông tin… 

Các trung tâm y tế quận, huyện sớm lên danh sách lực lượng hỗ trợ để tập huấn. Sở Y tế cần triển khai đa dạng hóa các điểm điều trị, tận dụng bệnh viện tư nhân để điều trị F0, trên tinh thần chia sẻ gánh nặng hệ thống y tế công.

Hiện các quận huyện đã kích hoạt các trạm y tế lưu động, một trạm có thể quản lý 100-150 người mắc COVID-19 điều trị tại nhà. Nhân lực y tế của trạm y tế phải tham gia nhiều hoạt động như xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị F0… do vậy các địa phương cần sớm kêu gọi sự tham gia của các lực lượng khác hỗ trợ, nhằm giảm áp lực trong điều trị F0 tại nhà.

Tin sáng 23-1: Số ca COVID-19 chuyển nặng phần lớn chưa tiêm vắc xin Ảnh 4
Học sinh ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM được xét nghiệm COVID-19 để có thể đến trường từ ngày 20-10 - Ảnh: T.B.

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành 

- Tính đến hết ngày 20-1, Khánh Hòa đã tiêm được 2.517.557 liều vắc xin COVID-19, trong đó mũi 1 là 1.081.459 người, mũi 2 là 1.033.417 người, mũi 3 là 459.126 người. Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi dã tiêm mũi 1 là 114.500 người (tỷ lệ 102,8%); mũi 2 đã tiêm là 104.297 người (tỷ lệ 93,6%).

Trong đợt dịch thứ 4 số ca COVID-19 đến nay ghi nhận trên địa bànlà 60.941 ca, trong đó có 53.206 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Chỉ có 1/9 huyện, thị xã, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới đó là Trường Sa. Hiện đã có tổng 53.206 bệnh nhân khỏi, ra viện. Tổng số bệnh nhân tử vong là 256. Số bệnh nhân đang điều trị là 5.120.

- Tính đến ngày 21-1, số ca COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là 32.096 ca, trong đó, điều trị khỏi và cho xuất viện là 29.720 ca; số ca tử vong do các bệnh lý nền có liên quan đến COVID-19 là 533 ca; đang cách ly điều trị là 1.843 bệnh nhân. Số người 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều đạt 100%, tiêm đủ 2 liều đạt 99%. 

Đến thời điểm này, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản được kiểm soát, số ca mắc trong những ngày gần đây giảm mạnh, mỗi ngày chỉ còn khoảng trên 30 ca,  tỉnh được đánh giá ở cấp độ 1 (vùng xanh). 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tuổi Trẻ

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố