Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Có những dấu hiệu sau đây? Chia tay ngay đi đừng đợi nữa!

Nhiều người vì luyến tiếc tình cảm mà mình cùng đối phương đã có mà "cố đấm ăn xôi" chấp nhận sự mệt mỏi khó chịu kéo dài trong một mối quan hệ mà quên rằng yêu nhau vốn dĩ là để được hạnh phúc.

Tình yêu đôi khi là sự mù quáng, và chúng ta thường bỏ qua những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang trở nên có hại cho bản thân. Những dấu hiệu sau đây cảnh báo cho bạn về một mối quan hệ độc hại, nếu bạn thấy bản thân mình trong hầu hết những dấu hiệu dưới đây, thì có thể đó là lúc bạn cần phải suy nghĩ lại mối quan hệ của mình.

1. Đối phương không cho phép bạn đi chơi với bạn bè

Bạn hầu như không nhìn thấy bạn bè của mình, và khi bạn đi gặp gỡ thì luôn có người ấy theo cùng. Nếu điều này có vẻ quen thuộc, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Bạn phải hiểu rằng đôi khi một mối quan hệ cần không gian để phát triển. Là cần thiết để cho nhau những không gian để đối phương không bị đuối trong mối quan hệ. Dành nhiều thời gian cho nhau cũng giống như sự nghiện ngập và điều đó là phổ biến, nhất là trong giai đoạn đầu của tình yêu. Nhưng chúng ta phải cố gắng đừng quá kiểm soát mối quan hệ từ đầu, nếu không nó sẽ trở thành sự đau khổ dai dẳng.

Bạn không được đi cùng ai ngoài người ấy, nếu không sẽ bị giận lẫy! Yêu mà cực vậy?

2. Đối phương kiểm soát ví của bạn

Sự tin tưởng là cần thiết, nhưng bạn luôn phải đặt mình lên trước. Điều gì sẽ xảy ra nếu mối quan hệ kết thúc và người ấy đã quản lý các khoản tiền của bạn? Bạo lực kinh tế cũng là một hình thức chi phối. Thật ra rất bình thường khi các cặp đôi quyết định chia sẻ với nhau về mọi mặt, kể cả chuyện nhạy cảm là kinh tế. Thế nên giải pháp tốt nhất là bạn có thể xây dựng quỹ chung, nhưng phải luôn có một khoản tiền riêng.

3. Đối phương xem lén điện thoại của bạn

Xem lén điện thoại và đọc e-mail cá nhân không phải là hành động bình thường. Đó không phải là bằng chứng của tình yêu, mà là sự xâm phạm quyền riêng tư và là một dấu hiệu của mối quan hệ không lành mạnh. Hành vi kiểm soát này có thể cô lập bạn và thậm chí đến cả những người trong gia đình. Chúng ta phải học cách tin tưởng lẫn nhau bởi vì niềm tin là điều xây dựng lên những mối quan hệ bền vững.

4. Đối phương kiểm soát cách bạn ăn mặc

Để có được sự ổn định trong mối quan hệ bạn phải bắt đầu bằng cách yêu thương và tôn trọng mình. Người ấy không thích cách bạn ăn mặc? Điều đó không phụ thuộc vào họ quyết định: bạn diện đẹp cho chính mình, không phải cho người khác. Phát triển sự tự tin vào bản thân có thể hơi khó khăn, nhưng đó là một trong những điều cần thiết cho mội mối quan hệ lành mạnh đấy.

Muốn mặc gì phải hỏi: hở hang không được, màu mè không được, mặc tomboy không được! Chúc mừng bạn có thêm “người mẹ” thứ hai nhé!


5. Đối phương tức giận khi bạn mất quá nhiều thời gian để trả lời điện thoại

Nếu bạn cho rằng thái độ này không có hại, bạn nên nhớ rằng một mối quan hệ sẽ cho bạn sự an tâm, chứ không phải là những cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy một cuộc gọi nhỡ từ người ấy, thì có điều gì đó rất không ổn trong mối quan hệ của hai bạn.

Cả hai bạn phải thật thoải mái bên cạnh nhau không phải sao?

6. Đối phương ghen tị với người bạn thân nhất của bạn

Ghen ghét là một điều không tốt. Đúng là đôi khi chúng ta đùa vui về điều đó, nhưng khi những câu chuyện bị đặt nặng quá mức, chúng ta tốt hơn nên nhìn lại. Nếu họ không tin tưởng bạn, bạn sẽ chẳng bao giờ có được sự ổn định trong mối quan hệ.

7. Bạn sợ nói ra những gì trong lòng mình nghĩ

Yêu thương là để được hạnh phúc, chứ không nên là nỗi sợ hãi. Đối phương nên là người mà bạn có thể tin tưởng, chứ không phải người mà bạn sợ nói chuyện. Đừng ngại nói ra những suy nghĩ, và tôn trọng những quan điểm khác nhau. Thật ra, những bất đồng ý kiến đôi khi đem lại sự phong phú, mới mẻ và đa dạng cho mối quan hệ.

8. Đối phương xúc phạm bạn

Có những giới hạn mà một khi đã vượt qua sẽ khó thể nào quay trở lại. Do đó tốt nhất đừng bao giờ nên bước qua chúng. Người ấy có liên tục chỉ trích và xúc phạm bạn; và điều đó trở thành một tình huống phổ biến? Nếu như vậy, bạn không nên để điều đó xảy ra. Khi bắt đầu một mối quan hệ, bạn nên thiết lập các nguyên tắc cho chính mình, chẳng hạn như không bao giờ được xúc phạm đối phương. Và nếu người ấy xúc phạm bạn, tốt hơn hết hãy ra đi. Bạn xứng đáng với điều tốt hơn thế.

Nếu người ấy không ân cần với bạn như thế này, mà thay vào đó lại xúc phạm bạn, vậy bạn còn ở lại làm gì nữa?

9. Bạn bè của bạn đã cố gắng cảnh báo bạn

Nếu có, hãy lắng nghe bạn bè mình. Thường rất khó để chúng ta nhìn nhận vào mối quan hệ của chính mình một cách khách quan, nhưng gia đình và bạn bè thì có thể. Vì mọi người nhìn thấy chuyện của bạn ở một góc nhìn khác, toàn thể hơn. Nếu họ thường xuyên thấy bạn buồn, yên lặng, hoặc bị phân tâm, họ rõ rang đang nhìn thấy những vấn đề mà bạn từ chối nhìn nhận.


Một mối quan hệ lành mạnh bao gồm nhiều thứ như sự an toàn, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau. Học cách tôn trọng và yêu bản thân trước tiên để nhận ra những gì mà bạn xứng đáng có được. Tình yêu của bạn cũng chính là tấm gương phản chiếu bản thân bạn, vì vậy đừng để mối quan hệ của mình kéo bạn xuống thay vì đưa bạn đến mức hoàn thiện hơn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hussy

Được quan tâm

Tin mới nhất