Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chuyện tình yêu 60 năm của vợ chồng ông Út U80 trong tiệm bánh mì hấp trứ danh Sài Gòn

Gần 60 năm nay, bên hông tiệm bánh mì hấp trứ danh Sài Gòn, vợ chồng ông Út vẫn ngày ngày đùm bọc nhau. Chồng chăm lửa thì vợ nướng thịt, chồng nhặt rau thì vợ hấp bánh,… cứ vậy mà cái món ăn từ thuở cơ hàn đã theo họ mãi đến khi già nua.

Tôi từng nghe ai đó nói: “Chuyện tình yêu tìm được nhau đã khó, ở cạnh nhau cả đời lại càng khó trăm bội phần”. Ấy vậy, cái nghĩa vợ chồng dần dà khiến người ta đều biết cách nhường nhịn, sẻ chia, quan tâm nhau dưới một mái nhà, cốt chỉ để nắm tay đến cuối con đường.

Câu chuyện tình yêu gần 60 năm trong tiệm bánh mì hấp Sài Gòn mà tôi sắp kể sau đây, có lẽ là một minh chứng cho nghĩa tình bền lâu ấy. Rằng khi cả 2 vợ chồng ông Út đều ở bên kia dốc cuộc đời, không biết lúc sẽ ngã quỵ, nhưng họ vẫn chưa từng một ngày rời bỏ nhau, vẫn yêu thương như thuở cơ hàn.

Ông Út và bà Tám đã có gần 60 năm bên cạnh món ăn lạ này.

Tiệm bánh mì hấp trứ danh gần 60 năm ở Sài Gòn

Ghé chợ Bàn Cờ (Q.3, TP.HCM) vào một sớm đầu tuần, chỉ cần nhẹ hỏi dăm mấy dì: Tiệm bánh mì ông Út, ai nấy đều tay bắt mặt mừng chỉ ngay.

Bởi vợ chồng ông là một trong những người sống đời ở khu chợ, và cũng bởi món bánh mì Tây ơi là Tây được ông bà biến tấu gần 60 năm quyến rũ bao chiếc bụng đói meo mỗi sáng. Nói dì Dung: “Có người ăn cả 3 thế hệ, như nhà dì có mẹ dì ăn, dì ăn, con dì ăn,… nhớ hương vị mãi không thôi”.

Món bánh được ông bà làm từ sớm tinh mơ.

Theo đó, chủ nhân của món bánh mì hấp trứ danh này là ông Út (81 tuổi) và bà Tám (75 tuổi). Hai vợ chồng lấy nhau hơn nửa thế kỉ, ấy cũng là khoảng thời gian tiệm bánh dựng vách với cái tên lạ lẫm này.

Ông Út kể: Năm đó, vào những năm 1950, gia đình ông có người chị chuyên bán bánh mì Tây. Ấy vậy, nhiều lần bán ế, người thường đem cho vợ chồng ông để cải thiện bữa ăn cho con. Bánh để lâu nên khô, vợ ông bèn nghĩ hấp lên ăn cho dễ ăn, kèm thêm ít bì và thịt bằm. Thế mà mấy đứa con trong nhà mê tít, động viên mẹ mở quán bên hông nhà.

Gọi là tiệm cho sang, thực chất chỗ bán của ông Út chỉ là đôi chiếc bàn gỗ có sắp ghế dài, một đĩa thịt xào thơm lừng, và chiếc nồi hấp lúc nào cũng nghi ngút khói. Theo đó, bí quyết khiến món bánh mì này hút khách đều nằm trong đôi bàn tay “ma thuật” của bà Tám.

Món ăn ngon sự biến chế tài tình của dì Tám.

Bánh mì mềm ăn kèm thịt xào, tép mỡ và rau sống tươi nguyên khiến buổi sáng thật đủ vị.

Bánh mì giòn, cứng nhưng khi được hấp thì trở nên mềm, dai. Sắp bánh đều lên mặt dĩa thì tay bà Tám chan thêm ít dầu hành, cho lớp dày đầy ụ thịt xào bì, tép mỡ, hành phi vàng,… và cuối cùng là kèm theo đĩa rau cùng chén nữa mắm chua chua ngọt ngọt đúng điệu của Tám. Tất cả đều được bà làm lúc gần sáng để giữ được độ nóng và tươi ngon.

Bà Tám kể: “Ngày trước, dì chỉ bán có 50 xu nên người bình dân ăn nhiều vô kể, ngồi kín hết băng ghế gỗ dài. Giờ người già thì đã mất, trung niên cũng ra nước ngoài hoặc chuyển đi nơi khác định cư… Giới trẻ ít ai còn nhớ tới cái món ăn này của 2 ông bà già”.

Ấy thế, không phải ai cũng có thể quên được hương vị đặc biệt này. Nhiều người tuy đã sống ở nhiều nơi khác nhau trong thành phố, thế nhưng mỗi dịp ghé ngang chợ Bàn Cờ thì kiểu gì cũng phải làm một đĩa bánh mì hấp mới đã bụng thì mới chịu xa.

“Có người đã mất thì sau con cháu tiếp tục ăn, có người ra nước ngoài chứ dịp nào về Việt Nam cũng ghé quán, có người ở tận Bình Dương, Củ Chi,… Bởi mình vừa bán vừa vui vẻ thì đi xa cách mấy khách cũng thương…” - ông Út kể.

Hai vợ chồng già bên cạnh nhau suốt những năm tháng cơ hàn.

Chuyện tình yêu hơn nữa cuộc đời của 2 tấm lòng già U80

Bao nhiêu năm bán buôn món ăn trứ danh này cũng là bấy nhiêu năm mối tình già của vợ chồng ông Út được xây đắp bên ngôi nhà nhỏ. Món bánh mì hấp đã đi từ những năm tháng cơ hàn, giờ thành thức ăn quyến rũ bao người mỗi sáng.

Cứ thế, dù đã ngoài cái tuổi 81, nhưng ông bà chưa một ngày rời nhau. 1h sáng, khi bà lục đục thức dậy, ông Út cũng lặng lẽ trở mình. Ông chăm lửa thì bà nướng thịt, ông nhặt rau thì bà hấp bánh,… đến 6h quán mở cửa, hơn 2 tiếng sau là bao nhiêu chiếc bánh mì trong nồi hấp nghi ngút khỏi đều hết sạch.

Hai vợ chồng già chưa rời nhau một ngày.

Ông bà tự kiếm tiền nuôi bản thân ở những ngày bên kia dốc cuộc đời.

Ông Út hàn thuyên: Chuyện tình yêu thời trước chẳng có hẹn ước gì nhiều. Hồi đó, bà Tám rời quê Tiền Giang lên Sài Gòn làm thuê, rồi gặp ông. Cái duyên đẩy đưa họ quen nhau, ấy vậy 2 năm bà Tám mới có cái cưới.

“Ông chăm bà kỹ lắm, bà đi đâu đều một mực đòi đưa đi. Về quê, đi khám bệnh, gặp bà con,… giờ 81 tuổi rồi chứ vẫn lấy xe máy đưa bà đi. Ông hay đùa mà thật là bà đi với người ta là khi dễ ổng nên mới như vậy” - bà Tám cười.

Sống trong mối quan hệ vợ chồng hơn nửa đời người, cũng đôi lần cãi vã, xung đột, nhưng ông Út lúc nào cũng quan niệm: Mối quan hệ bền vững và tốt đẹp là nhường nhịn nhau, sống vì nhau. Đến lúc thành cái tình cái nghĩa lúc nào không hay, tự ắc nó hoá giải mọi đau buồn.

Nghĩa tình đượm đầy trong ngôi nhà cũ ấy.

Giờ đây, 4 đứa con của ông bà đều đã trưởng thành, nhưng vì hoàn cảnh ai cũng khó khăn nên ông bà vẫn phải tự làm việc đỡ đần nhau sống. Ở tuổi gần đất xa trời, chân tay già yếu, cả không còn biết sẽ duy trì tiệm bánh đến bao lâu. Ông Út chỉ biết cố đến khi nào không đi được nữa thì thôi.

Bởi, với vợ chồng ông, món bánh hấp trứ danh này không còn là món ăn, nó là n 60 năm miên man nghĩa vợ tình chồng như thế đó!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hà Thương

Được quan tâm

Tin mới nhất