Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chuyên gia Phong thuỷ lưu ý cực quan trọng nơi thờ tự: Ông Công, ông Táo cúng cá chép giấy được không?

Tục lệ cúng ông Công, ông Táo đã lưu truyền phổ biến trong người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của tục lệ này. Hãy cùng Chuyên gia Phong thuỷ tìm hiểu rõ về những quan niệm, phong tục trong ngày này.

Ngày ông Công, ông Táo là ngày gì?

Theo Chuyên gia Phong thuỷ Nguyễn Trọng Tuệ - Viện Trưởng Viện nghiên cứu kiến trúc và văn hoá phương Đông, Chủ tịch CLB Phong thuỷ Thăng Long, ngày ông Công, ông Táo được quan niệm từ xa xưa, mang tính chất phổ biến trong toàn thể người dân. Do vậy, cũng có nhiều quy định được đặt ra trong ngày này.

Chuyên gia Phong thuỷ lưu ý cực quan trọng nơi thờ tự: Ông Công, ông Táo cúng cá chép giấy được không? Ảnh 1
Theo quan niệm của người xưa, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo về trầu trời. (Ảnh minh hoạ).

Theo quan niệm của người xưa, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo về trầu trời. Trong đó, nhân vật “ông Công” là Thổ Công, “ông Táo” được quan niệm là Táo Quân.

Theo Chuyên gia Phong thuỷ Nguyễn Trọng Tuệ, trong hệ thống Thần thánh của Đạo giáo quy định, trong mỗi một gia đình có một hệ thống thần linh bản gia bao gồm có ông Thần Tài, ông Thổ Công, ông Táo.

“Theo định lệ, quan niệm của Đạo giáo, đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các thần tiên này sẽ lên hội Thiên đình để báo cáo kết quả công đức hoặc luận tội hàng năm của gia đình đó, hay còn gọi là trầu trời.

Sau đó các thần linh sẽ nhận chỉ thị để xem năm mới sẽ như thế nào. Đó là quan niệm”, Chuyên gia Tuệ chia sẻ.

Từ xa xưa, quan niệm này đã mang tính chất phổ biến rất sâu rộng trong người dân. Thời gian 23 tháng Chạp, người dân quan niệm các vị thần linh sẽ lên trời báo cáo. Sau đó đêm 30 Tết, trước thời khắc Giao thừa, các vị ấy sẽ về lại các gia đình.

Thủ tục cúng lễ, dọn dẹp nơi thờ tự và những lưu ý quan trọng

Quan niệm dân gian cho rằng, ngày thường khi các vị thần đang ngự ở nơi thờ tự nên cực kỳ tôn nghiêm không dám đụng đến. Đến ngày 23 tháng Chạp, các vị thần đi trầu trời, người dân sẽ tranh thủ dọn dẹp nơi thờ tự.

Chuyên gia Phong thuỷ lưu ý cực quan trọng nơi thờ tự: Ông Công, ông Táo cúng cá chép giấy được không? Ảnh 2
Ảnh minh hoạ.

Về mặt thủ tục cúng lễ, mỗi một vùng miền sẽ có những thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, nét chung sẽ có một tờ sớ, trong đó kê khai tên tuổi, nhờ các vị thần linh lên tấu biểu với các vị thần linh ở trên nữa.

Theo định lệ dân gian, sẽ cúng cá chép. Theo quan niệm, lý do cúng vì cá chép là một trong những linh vật có thể “hoá rồng”, đưa các vị ấy lên trầu trời. Tiếp đó họ sẽ cúng một mâm cơm và kèm theo mũ áo, sắm sửa hành trang cho thần linh đi.

Phong tục dọn dẹp nơi thờ tự nên tiến hành sau lễ cúng ngày 23/12. Lúc này, người dân sẽ rút bớt chân nhang, lau chùi ban thờ, các vật dụng thờ tự.

“Điều này không có gì phức tạp nhưng mọi người luôn cố gắng làm một cách cẩn thận, thuần khiết, sạch sẽ nhất để tỏ lòng thành kính với các đấng tôn nghiêm. Một số vùng miền nhân ngày này cũng ra khu mộ của tổ tiên để thắp nhang để cầu an”, Chuyên gia Tuệ cho biết.

Chuyên gia Phong thuỷ lưu ý cực quan trọng nơi thờ tự: Ông Công, ông Táo cúng cá chép giấy được không? Ảnh 3
Chuyên gia Phong thuỷ Nguyễn Trọng Tuệ - Viện Trưởng Viện nghiên cứu kiến trúc và văn hoá phương Đông, Chủ tịch CLB Phong thuỷ Thăng Long.

Việc dọn dẹp ban thờ không có thủ tục gì đặc biệt. Tuy nhiên, cần hết sức thành tâm, mọi điều phải thuần khiết. Việc rút chân nhang cần lưu ý phải để lại một ít chân nhang cũ chứ không rút sạch ra.

“Có một lưu ý quan trọng, khu vực Bắc bộ và Nam bộ cũng như vậy, trong lòng bát hương có tro cũ để cắm nén hương, khi các gia đình dọn dẹp thường bỏ bớt tro cũ này đi. Tuy nhiên, trong bát hương có những nơi đặt bài vị của các vị tổ tiên, thần linh vào trong lòng bát hương, đó là “cốt” của bát hương, khi lau rửa, đổ bớt tro cũ đi ta phải lưu ý tránh đổ mất bài vị. Khi phải làm lại thì thủ tục rất phức tạp”, Chuyên gia Tuệ lưu ý.

Cúng ông Công, ông Táo bằng cá chép giấy có được không?

Theo chuyên gia, việc cúng cá chép nhân ngày ông Công, ông Táo cũng chỉ là quan niệm dân gian. Chính vì vậy, nhiều người nảy sinh tranh cãi việc cúng cá chép sống mang ra sông thả hay cúng cá chép mang rán lên rồi thắp nhang.

Chuyên gia Phong thuỷ lưu ý cực quan trọng nơi thờ tự: Ông Công, ông Táo cúng cá chép giấy được không? Ảnh 4
Người xưa cúng cá chép thường chứ không phải cá chép đỏ, chép vàng như ngày nay. (Ảnh minh hoạ).

Có người tranh cãi nên cúng cá chép sống hay cá chép bằng giấy để bảo vệ môi trường. Chuyên gia cho rằng, tất cả những tranh cãi này đều chỉ là quan niệm dân gian.

“Tuy nhiên, về mặt phong tục cổ truyền, người ta sẽ dùng cá chép sống vì cá chép sống khi gặp vũ môn mới có thể “hoá rồng”, cá chép giấy thì lại mang ý nghĩa khác giống như đốt vàng mã. Tuy nhiên, cũng chính từ quan niệm dân gian này nên việc cúng cá chép đã nảy sinh ra vấn đề môi trường, điều này cũng cần đáng lưu ý.

Thực chất trước đây là cúng cá chép bình thường, nhưng này nay mọi người lại thích cá chép đỏ, chép vàng, kích cỡ nhỏ. Khi thả ra môi trường có thể làm lai tạo loài cá tạp, làm thay đổi, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài”, Chuyên gia Phong thuỷ Nguyễn Trọng Tuệ lưu ý.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Long Quyền

Được quan tâm

Tin mới nhất