Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chuyên gia hiến kế cứu bé rơi xuống trụ bê tông 35m: Việc nhổ cọc dường như là bất khả thi

Chuyên gia nhận định, để cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m, cần xác định vị trí bé mắc kẹt, dùng phương pháp đào khô tiếp cận, sau đó cưa phá cầu trụ. Việc nhổ cọc là chuyện dường như bất khả thi.

Ngày 2/1, liên quan đến vụ bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rơi xuống trụ bê tông sâu 35m tại công trình xây dựng cầu Rọc Sen, thạc sĩ Phan Hữu Hoàng - chuyên ngành địa kỹ thuật xây dựng, phụ trách bộ môn kỹ thuật giao thông, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long đã chia sẻ, hiến kế cách cứu bé trai.

Chuyên gia hiến kế cứu bé rơi xuống trụ bê tông 35m: Việc nhổ cọc dường như là bất khả thi Ảnh 1
Công tác giải cứu cháu bé vẫn đang diễn ra. (Ảnh: VOV).

Thạc sĩ Hoàng, cho biết việc quan trọng cần làm ngay là sử dụng thiết bị có gắn đèn pin và camera đưa xuống ống trụ nhằm xác định vị trí nạn nhân.

Lực lượng cứu hộ cũng tăng cường tương tác với nạn nhân nếu có thể, cung cấp thực phẩm, nước uống để nạn nhân ổn định tinh thần.

Tiếp theo sử dụng phương pháp đào, khoan, hút đất bằng phương pháp khô, không dùng nước để qua khỏi vị trí nạn nhân đã được xác định trước.

Sau đó đưa đội ngũ cứu hộ xuống khoan cắt trụ rồi đưa cả đoạn trụ bê tông lên cùng với nạn nhân.

“Tuyệt đối không sử dụng nước vì đất cát, nước có thể sẽ tràn vào ống gây nguy hiểm", thạc sĩ Hoàng khuyến cáo.

Ông cho biết, theo thông tin trụ bê tông ly tâm cắm sâu xuống đất có độ dài 34m, gồm hai trụ 12m và một trụ 10m. Trụ được cắm bằng phương pháp nhồi nên độ ma sát khi nhổ lên là rất lớn.

Từ trước đến nay chưa có đơn vị nào nhổ cọc nhồi như vậy thành công lên khỏi mặt đất.

Xem thêm: Xót xa gia cảnh khó khăn của gia đình bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m

“Nếu nhồi cọc xuống cần sức nặng 10 tấn, thì khi nhổ lên sẽ cần sức lôi gấp 10 lần. Việc nhổ cọc là chuyện dường như bất khả thi.

Ban đầu, đứa trẻ còn tương tác qua lại với người nhà khi mới gặp nạn chứng tỏ nạn nhân vướng đâu đó gần mặt đất chứ chưa rơi hẳn xuống đáy.

Việc xác định vị trí nạn nhân, đào và đưa người xuống cưa phá trụ là việc cần thực hiện gấp", nguồn tin dẫn lời ông Hoàng hiến kế thêm.

Mời đọc giả xem thêm: Khoa Pug Đi Đo Chiều Cao Với 100 Người Mỹ Sau Khi Kéo Chân!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tùng Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất