Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chúng ta có cần lòng tốt nữa không?

Câu trả lời như đã từng có và sẽ luôn tồn tại: Chắc chắn là CẦN. Thậm chí RẤT CẦN. Vậy nhưng, lòng tốt có phải lúc nào cũng được trân trọng?

Vậy chúng ta đang làm gì với những người tốt xung quanh mình? Mổ xẻ, phân tích, cào cấu thậm chí bôi nhọ và cất công đi tìm những thứ để tạo nên sự “khác người” và “ngược chiều”. Để làm gì? Tác dụng “lớn lao” của việc đó là tạo dựng sự nghi ngờ để niềm tin bị lung lay và lòng tốt sẽ dần biến mất.

Chắc chắn là vậy!

unnamed-4

Khi trẻ chúng ta thường ngưỡng mộ những người thông minh. Nhưng khi trưởng thành, người tốt lại khiến chúng ta khâm phục hơn.

Mấy ngày vừa qua, diễn biến câu chuyện “Dìu xe khách thoát nạn cứu sống 30 người” thật khác thường. Đầu tiên, chúng ta ca ngợi anh lái xe tải với hành động xứng đáng được phong Anh hùng. Tiếp đến, các cơ quan ban ngành nhanh chóng vào cuộc để khen thưởng, tặng danh hiệu như một điển hình về “Người tốt việc tốt” cần nhân rộng. Kế đến, các bài báo phân tích về diễn biến vụ việc xảy ra trên đèo như thế nào. Tiếp đó, một số trang báo tiến hành gặp gỡ tài xế xe khách để “xác minh sự việc”.

Nhưng, rắc rối bắt đầu phát sinh từ đây, khi người đàn ông tên Phong - lái xe khách phủ nhận sự giúp đỡ của anh Bắc và khẳng định “chiếc xe tải đã cứu chúng tôi”. Chưa dừng lại ở đó, các “cư dân mạng” bắt đầu “vào cuộc điều tra” và “phân tích hiện trường” như những nhà chuyên môn hàng đầu, để “luận tội” và “kết tội” người đã sắm vai anh hùng. Cuối cùng, chỉ đến khi một clip của người dân quay lại toàn bộ sự việc cũng như phỏng vấn những người dân tại thời điểm hai chiếc xe xuống hết đèo thì sự việc mới dừng lại.

Nhìn lại toàn bộ quá trình, một câu hỏi lớn được đặt ra: Chúng ta đang vinh danh hay “tra xét” những gương “Người tốt - Việc tốt”? “Động cơ” của toàn bộ diễn biến trên là gì? Có ai trả lời được những câu hỏi này không?!

phan-van-bac-1473326195

Và, chúng ta lại hỏi nhau rằng: Khi hoạn nạn, có cần người giúp không? Chắc chắn 100% sẽ nói là có. Vậy, lại hỏi tiếp rằng: Sau cơn hoạn nạn bạn có ngồi phân chia người ta đã giúp mình bao nhiêu phần trăm để báo ơn không? Nhiều khả năng là không bởi chúng ta được dạy từ bé rằng có ơn thì phải trả bất kể ơn đó bé hay lớn (mà hình như chúng ta cũng không được dạy để phân biệt rằng ơn thế nào là bé và thế nào là lớn).

Một cách rất con người, chúng ta cổ vũ cho hành động tốt nếu chúng ta đã được giúp đỡ bởi những hành động tốt tương tự. Cũng rất con người, chúng ta có thể làm điều tốt trong khả năng có thể. Vậy cứ thử đặt trường hợp mình vào anh Bắc kia với sự “bới móc”, “tra khảo”, “phiền nhiễu” đang có từ sau hành động đó của anh ngày 6.9, thì thử hỏi chúng ta còn niềm tin để làm điều tốt nữa không? Vẫn còn, nhưng sự nhiệt tình chắc chắn sẽ vơi bớt, tỉ lệ nghịch với sự “phiền hà” tăng lên. Và chúng ta có phân vân, hồ nghi trước khi quyết định làm một việc tốt không? Không dám chắc chắn 100% rằng sẽ có câu trả lời là không.

unnamed-2

Hãy nhắc nhau nhớ rằng, người tốt là người đáng trân quý nhất.

Bản chất của vấn đề không nằm ở chỗ chúng ta cần biết cụ thể hành động đó diễn ra như thế nào, ai tốt bao nhiêu phần trăm, anh cứu ai nhiệt tình và ai cứu ai dựa trên “tín hiệu” đưa ra hay “không đưa ra” mà nằm ở chỗ, đó là lòng tốt và 30 mạng người đã được cứu. Chúng ta đâu có được bình bầu, khen thưởng “Chiến sĩ thi đua” trong những công cuộc bới móc, điều tra sự việc này đâu để mà cố công chứng tỏ mình làm gì? Thay vào đó, hãy thử nghĩ, liệu rằng sau sự việc của anh Bắc thì mình có hứng khởi để làm việc tốt như anh í hay không? Có được “truyền cảm hứng” để trở thành một người có ích cho người khác/ cộng động khi ai đó gặp hoạn nạn hay không? Câu hỏi đó quan trọng, đáng giá và hữu ích không chỉ cho bản thân mà cho xã hội nhiều hơn nhiều những sự bới móc, đánh giá, phát xét vừa qua.

Có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta cần phải nắm tay nhau chặt hơn nữa để bớt đi những gì cay nghiệt đang diễn ra với những việc tốt xung quanh đời sống này. Chỉ như thế thì những việc tốt mới có cơ hội được nảy mầm và phát triển mạnh mẽ, mà không sợ những gì mang tính hệ luỵ. Và nếu như điều đó làm được thì mới thực sự là điều TỐT cần thiết nhất vào lúc này.

Khi mà lòng tốt được đối xử không tương xứng, được đáp trả bằng những thứ ngoài mong đợi, bằng những “súng ống đao kiếm” như trong bộ phim hoạt hình này thì điều gì sẽ xảy ra? Và hình như, đôi lúc, chúng ta cũng sẽ nghĩ giống như nhân vật chính trong bộ phim này vậy, thôi thì buông xuôi muốn đến đâu thì đến. Điều đó há chẳng phải tai hại lắm sao?

Để kết bài viết này, xin mời độc giả xem bộ phim hoạt hình ngắn có tên A Tale of Momentum & Inertia dưới đây, hi vọng quý vị sẽ có những suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình trong câu chuyện về lòng tốt.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Du Miên

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tất tần tật những điều cần biết về ngành Quản lý thể dục thể thao
NewJeans gây tranh cãi