Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chân dung bà Hương Trần Kiều Dung - 'nữ tướng' Tập đoàn FLC vừa bị bắt

Phó Chủ tịch FLC, bà Hương Trần Kiều Dung, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan đến tội thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết.

Ngày 8/4, Bộ Công an cho biết ngày 07/4/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 03 tháng đối với Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh cùng với vai trò đồng phạm giúp sức Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán".

Bà Hương Trần Kiều Dung (sinh ngày 19/8/1978), là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán BOS - "nữ tướng" nổi bật nhất dưới quyền Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.  

Được biết, bà Hương Trần Kiều Dung là Tiến sĩ Luật quy hoạch xây dựng Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp cùng 20 năm inh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.  

Bà Hương Trần Kiều Dung iữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn FLC từ năm 2015 đến năm 2017. Đầu năm 2017, bà được bầu là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và chính thức kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ tháng 7/2018. Đến tháng 4/2021, bà Dung trở thành Phó chủ tịch thường trực của FLC.

Ngoài ra, tại các công ty con của  FLC, bà cũng giữ chức vụ cao như Chủ tịch FLC Faros (ROS), Chủ tịch HĐQT chứng khoán BOS (ART), Tổng giám đốc FLC Homes (FHH)…

Chân dung bà Hương Trần Kiều Dung - 'nữ tướng' Tập đoàn FLC vừa bị bắt Ảnh 1
hó chủ tịch tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung bị bắt tạm giam để điều tra liên quan đến tội thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết.

Dù nắm giữ nhiều chức vụ tại các công ty niêm yết nhưng tài sản chứng khoán của bà Dung không nhiều. Bà chỉ nắm gần 28.000 cổ phiếu FLC, hơn 1,1 triệu cổ phiếu ROS và 500.000 đơn vị ART, với giá trị hiện đạt 14,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, trước khi bị bắt tạm giam, vào ngày 6/4 vừa qua bà Hương Trần Kiều Dung cũng đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.  

Bà Kiều Dung bị phạt 70 triệu đồng do là thành viên HĐQT của một công ty đại chúng đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 5 công ty khác, vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 71/2017 ngày 6/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và Khoản 3 Điều 275 Nghị định số 155/2020 ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Theo công bố từ Ủy ban Chứng khoán, trong giai đoạn từ tháng 5/2020 đến tháng 10/2021, bà Dung là Thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn FLC đồng thời giữ chức vụ tương tự tại 6 công ty khác. Trong khi đó, theo quy định của Luật Chứng khoán, thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.

Trước đó, ngày 29/3/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT; từ ngày 29/3/2022 đến ngày 02/4/2022 đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết và 02 đồng phạm khác gồm Trịnh Thị Mai Huế và Trịnh Thị Thúy Nga về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các đối tượng liên quan.

Xem thêm: Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam thêm 2 'bóng hồng' giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Quỳnh Trang

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV