“Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long. Điệu múa này được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm tại làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội).
Như thông lệ hằng năm, mùng 9 tháng Giêng, làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).
Lễ hội năm nào cũng thu hút đông đảo dân làng và du khách tới tham dự.
Mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng.
Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng.
Theo sau kiệu vàng là các bậc tiền bối, lão làng mặc áo dài khăn đống.
Các trai tráng trong làng được cử ra để khiêng kiệu đi quanh làng.
Màn rước kiệu diễn ra trong sự trang nghiêm, long trọng.
Đáng chú ý nhất, đặc sắc nhất trong lễ hội tại làng Triều Khúc phải nhắc đến màn múa “Con đĩ đánh bồng”.
Các chàng trai giả gái mặt hoa da phấn, động tác uyển chuyển, mềm mại, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ và mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.
Trong ngày hội, các con đĩ đánh bồng đi cùng đoàn rước từ các làng hội tụ về đền chính. Đoàn rước bề thế, long trọng, còn con đĩ đánh bồng thì cợt nhả, đôi lúc gây trò “chọc ghẹo” mọi người.
Các chàng trai tô son, đánh phấn
“Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long.
Một em nhỏ được bố đưa đi xem lễ hội.
Người dân trải đứng xếp hàng dài dọc 2 bên đường xem màn rước kiệu.
Một chàng trai được trang điểm để chuẩn bị bước vào màn biểu diễn “Con đĩ đánh bồng”.
Tiếng trống khai hội.
Ngai kiệu đi trước, đoàn múa 'con đĩ đánh bồng' theo sau.
Mọi người tiến vào trong đền làng để làm lễ.
Trong các lễ hội, không thể thiếu những màn múa lân đặc sắc.
Được đánh giá là một trong những trang phục linh hoạt và thoải mái nhất, lại không kén người mặc, hoodie chính là một item không thể thiếu trong tủ quần áo của mọi chàng trai, cô gái.