Ông Thành, bà Thủy nên duyên với nhau từ… bãi rác. Ông là người dân tộc miền núi, bà quê ở Thái Bình. Cả hai ông bà đều mồ côi cha mẹ, họ gặp nhau ở bãi rác, vì nhặt tranh của nhau nhiều nên quyết định về ở chung một nhà để đỡ phải tranh nhau.
Không trầu cau ăn hỏi, không đám cưới rình rang, ông và bà cứ thế dọn về chung một nhà, khép đôi mi cùng một giường đến nay được 47 năm. Đã cùng nhau phiêu bạt đi nhiều nơi nhưng đến bãi giữa sông Hồng thì ông bà chọn ở lại.
Nhà của ông bà không ở trên mặt đất, mà là nhà nổi trên sông, được đóng bằng thùng phuy và các mảnh gỗ, nan… Tài sản trong nhà vốn chẳng có gì nhiều, có hai cái điếu cày để mỗi người một cái, đỡ phải tranh nhau.
Biết được câu chuyện tình yêu cảm động này, nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải cùng với cộng sự của mình đã đem đến cho ông bà một niềm vui nho nhỏ. Một đám cưới nhỏ xinh, đơn giản để ông được bày tỏ đôi lời đáy lòng với bà.
Những hình ảnh đám cưới giản dị, nụ cười hạnh phúc của ông và bà trong ngày cưới đã để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng người xem. Bộ ảnh đã nhận được 10.000 lượt thích và 1.500 lượt chia sẻ cùng rất nhiều những lời chúc mừng.
Lời kể của nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải: Bà thì yếu nên ông cân tất, đi sớm về muộn nhặt rác để mưu sinh. Ông bà ko sống ở trên đất mà sống ở trên thuyền, đóng bằng các thùng phi được các báo tài trợ. Thuyền chẳng có cái gì, nhưng có hai cái điếu cày, ông một cái bà một cái đỡ tranh nhau. Ông bà chỉ thích có người đến thăm cho đỡ buồn, có lẽ định nghĩa về hạnh phúc và tình yêu của mỗi người khác nhau nhưng với họ thì rất khó định nghĩa được. Ekip đã đến nói chuyện với Ông Bà 2 lần để xin phép đến hôm nay vẫn khá khó khăn để đồng ý , nhưng khi nói chuyện với nhau có sự đồng cảm thì ông bà cởi mở và đáng yêu một cách kinh khủng. Chúng tôi thật quá may mắn được ông bà đồng ý để ghi lại chuyện tình thế kỷ này và chúng tối đã đem đến niềm vui nho nhỏ mà ông bà chưa bao giờ nghĩ đến một đám cưới nhỏ xinh đơn giản để ông được bầy tỏ đôi lời đáy lòng với bà”. |