Một thế hệ tận hưởng
Điển hình trong đó là 'tiểu thư' Blanche Yuan, cô nàng gây bất ngờ với việc hàng tháng vẫn nhận được khoản trợ cấp siêu khủng lên tới gần 700 triệu từ gia đình dù bản thân mình mang cái mác là “doanh nhân”.
Cô gái trẻ đang đau đầu và bất bình khi không thể hiểu nổi tại sao mọi người khi nhìn vào các bức ảnh phô bày cuộc sống cá nhân giàu sang của mình lại có phản ứng ghét bỏ và tiêu cực với mình như vậy.
Vốn xuất thân từ một gia đình bề thế và siêu giàu, từ năm 2010, khi mới 17 tuổi cô đã rời Bắc Kinh để học tập tại Washington DC, một trong những thành phố cực kỳ đắt đỏ trên thế giới. Cô nàng còn tự nhiên thể hiện sự “vô cùng tự hào” khi thừa nhận đã từng có hơn 20 bạn trai trong những năm học trung học của mình.
Hiện Yuan đã 23 tuổi, sống trong một chung cư cao cấp ven biển do bố mẹ tậu cho với giá 645,000 USD (khoảng 14,4 tỷ VND) và có một công việc nghiên cứu ổn định tại một trường Đại học tư thục ở New York.
Chưa hết, mỗi tháng cô vẫn nhận được khoản trợ cấp kếch xù vào khoảng gần 700 triệu từ bố mẹ của mình.
Luôn khoe khoang và tự hão
Gần đây, Yuan thường xuyên đăng tải những hình ảnh về cuộc sống hào nhoáng hàng đêm của mình cùng những trang sức đồ hiệu đắt tiền trên mạng xã hội.
Những phản hồi mà cô nhận được, tuy nhiên, lại đều mang những ý nghĩa chỉ trích và tiêu cực.
“Mọi người đều cho rằng tôi đang phô trương sự giàu có của mình, nhưng tôi cho rằng đó là cách sống của mình. Tôi đang cố gắng để kiềm chế cảm xúc của bản thân bây giờ, nhưng không thể không nói to cho cả thế giới thấy rằng những gì tôi đã mua là để trang điểm cho cuộc sống phù hoa của chính tôi!”, Yuan đã phản bác lại.
Yuan và nhiều người bạn Trung Quốc đồng lứa và giàu có không kém thường “bao” cả câu lạc bộ đêm trong tuần để cùng nhau vui vẻ. Họ cùng nhau trải nghiệm cuộc sống trên những chiếc xe hơi sang trọng và quần áo hàng hiệu hoặc được đặt may đắt tiền nhất.
“Nỗi nhục quốc dân”
Tuy nhiên, trong mắt mọi người thì Yuan lại là đại diện cho lớp trẻ Trung Quốc hiện đại đang bị khinh bỉ vì đang sống một cuộc sống xa hoa lãng phí. Họ còn bị phong cho là “nỗi nhục quốc dân” ở nước này.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc thì gọi những người trẻ thuộc thế hệ này là “Fuerdai” (phú nhị đại), thuật ngữ này ám chỉ những đời con cái của những bậc phú hào Trung Quốc mới phất từ sau thời kỳ đổi mới của nước này.
Chủ tịch Tập Cận Bình, vốn là người luôn đẩy mạnh chống tham nhũng, cũng đã bày tỏ mối quan ngại của ông về lớp trẻ phú nhị đại này và đang dùng các chính sách để thay đổi “suy nghĩ về nguồn gốc của sự giàu có và điều chỉnh cách cư xử sau khi giàu có” của thế hệ này.
“Tâm thư” của “phú nhị đại”
Về phía Yuan, cô lại cho rằng bản thân và các bạn của mình đang trở thành nạn nhân của các bài cáo mang tính chất thổi phồng tiêu cực của giới truyền thông.
“Gần đây, sự thù địch đối với người giàu Trung Quốc đã trở nên tồi tệ. Chúng tôi cảm thấy thực sự ghê tởm. Thực tế, tôi có một số người bạn siêu giàu sống trong những ngôi nhà lớn và với hàng tá đồng hồ sang trọng, nhưng nhiều người trong số họ cũng phải làm việc chăm chỉ để xây dựng doanh nghiệp riêng của mình”, cô nói.
Để đạt được một số kinh nghiệm trong việc trở thành một doanh nhân, cha mẹ cô thậm chí đã cho cô 515,000 Dollar (khoảng 11,5 tỷ VND) để khởi nghiệp với một công ty đầu tư tài chính.
“Hầu hết trong số những người bạn của tôi đều điều hành các doanh nghiệp và có rất nhiều khát vọng. Chúng tôi được sinh ra trong những gia đình giàu có thanh thế và dĩ nhiên, đây không phải là lỗi của chúng tôi. Mỗi người được nuôi dưỡng trong những môi trường khác nhau sẽ có những bản chất và cách sống khác nhau”, Yuan nói thêm.
“Từ khi còn bé tí, cha mẹ có thể cung ứng mọi thứ chúng tôi muốn. Tôi trở thành nữ hoàng nhỏ của cả gia đình. Vậy tại sao tôi lại không nắm lấy và tận hưởng cuộc sống xa hoa này cho được? Nhưng tất nhiên cần nói rằng hiện tôi đã độc lập tương đối về tài chính. Với công ty đầu tư quy mô nhỏ của mình, tôi có thể sử dụng thu nhập từ nó để trang trải các chi phí sinh hoạt của mình…”.