Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Apple đối mặt án phạt 19 tỷ USD vì trốn thuế

Ủy ban châu Âu EC cáo buộc Apple có hành vi trốn thuế tại Ireland. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ công khai đứng ra bảo vệ Táo khuyết.

Sắp tới Ủy ban Châu Âu (EC) dự kiến sẽ ra phán quyết bất lợi cho Apple. Thiệt hại có thể lên đến hàng tỷ Euro.Theo ước tính của hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới - JPMorgan, khoản tiền mà Apple phải trả cho EC là 17 tỷ Euro, tương đương 19 tỷ USD.

EC cáo buộc Apple có hành vi móc nối với chính phủ Ireland chuyển một phần doanh thu của hãng cho các pháp nhân nước này nhằm trốn thuế doanh nghiệp.

Liệu Apple và Tim Cook có phải nhận phán quyết của Ủy ban Châu Âu?

Liệu Apple và Tim Cook có phải nhận phán quyết của Ủy ban Châu Âu?

Ngay khi nhận được tin, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Jack Lew, Bộ tài chính Mỹ đã phát hành “sách trắng” (white letter - nhằm trình bày trước dư luận quốc tế một cách có hệ thống và dẫn chứng các vấn đề chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa quan trọng) công khai bảo vệ các công ty Mỹ gồm cả Apple, Starbucks và Amazon.

Theo đó, Bộ tài chính Mỹ thẳng thắn chỉ trích các cuộc điều tra của EC không chỉ bất công mà còn mang tính thù hằn, nhắm vào mục tiêu là các công ty hàng đầu của Mỹ.

Dưới đây là một trong những đoạn trích quan trọng:

“Bộ sẽ tiếp tục xem xét động thái cũng như phản ứng của EC trong vụ việc lần này. Kết quả mong muốn đạt được là các lợi ích lâu dài trong quá trình hợp tác quốc tế từ xưa đến nay giữa Hoa Kỳ và các nước thành viên EU”.

Thuế là một trong những vấn đề lớn và nhạy cảm của Apple. Quốc hội Mỹ từng tiến hành điều tra thỏa thuận về thuế của Apple vào năm 2013. Giám đốc điều hành Tim Cook phải tham gia phiên điều trần trước tiểu ban của Thượng viện.

Bởi khối tài sản ngoài lãnh thổ Mỹ của Apple lên tới hàng tỷ đô. Chính phủ muốn mang chúng trở về Mỹ song vấp phải sự không đồng tình từ CEO đương nhiệm của công ty.

Trao đổi với tờ Washington Post, Cook cho biết: “Khoản tiền ở Ireland là tiền thuế nộp cho chính phủ. Luật pháp hiện hành cho phép công ty giữ khoản tiền này ở nước ngoài. Khi chưa đạt được thỏa thuận về tỷ lệ hợp lý, Apple sẽ không chuyển khoản tiền này về Mỹ. Mọi thứ đều hợp pháp, không cần phải tranh luận thêm. Bản thân chính phủ Ireland cũng phủ nhận cáo buộc của EC”.

Sau tất cả, Apple vẫn là hãng công nghệ “con cưng” của chính quyền tổng thống Obama, được hậu thuẫn bởi Bộ tài chính nước này bất chấp các tranh cãi vẫn đang tiếp diễn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Zing

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm