Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

5 phiên bản 'Tấm Cám' trong kho tàng truyện cổ tích của các nước trên thế giới

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Hóa ra trong kho tàng truyện cổ dân gian thế giới cũng có nhiều phiên bản khác của Tấm Cám mà ít người biết đến.

Có lẽ Tấm ngã cây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong những ngày gần đây
Nhưng hãy cứ bỏ qua những tranh cãi về cô Tấm… ngã cây này đi. Câu chuyện của hôm nay là: bạn có biết, truyện cổ tích Tấm Cám cũng có rất nhiều phiên bản tương tự trong kho tàng cổ tích của thế giới không?

photo-1-1472005173865

Có lẽ Tấm ngã cây là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong những ngày gần đây

Điển hình trong số này phải kể đến “Cô bé Lọ lem” - với phiên bản phổ biến nhất thuộc về anh em nhà Grimm (Đức). Điểm chung của các câu chuyện này đều là về một cô bé có hoàn cảnh bi đát, bị ngược đãi, bắt nạt.
Sau đó với sự trợ giúp của một số thế lực kỳ diệu mà có thể cưới được hoàng tử, rồi sống bên nhau hạnh phúc trọn đời trọn kiếp.
Nhưng tất nhiên, mỗi phiên bản sẽ có đôi chút khác nhau. Hãy xem đó là gì.

1. Phiên bản Trung Quốc

Đây cũng là một trong những phiên bản cổ nhất, xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 9. Chuyện kể về Tây An (Yeh-Shen), một cô bé xinh xắn mồ côi mẹ từ nhỏ, phải sống cùng dì ghẻ.
Tây An chỉ có duy nhất một người bạn là con cá trên khúc sông gần nhà. Nhưng cũng giống như Tấm, con cá bị dì ghẻ giết chết, và Bụt xuất hiện. Bụt khuyên cô thu lại xương cá rồi ban cho cô một điều ước.
2
Tây An ước được tham dự lễ hội mùa xuân do triều đình tổ chức và cô được toại nguyện. Nhưng tại lễ hội, cô bị dì ghẻ phát hiện và buộc phải chạy trốn. Trong lúc đó, một chiếc hài rơi ra và thật “tình cờ”, người nhặt được chính là nhà vua.
Nhà vua sau đó tổ chức một cuộc thi tuyển chọn, ai đi vừa chiếc hài sẽ trở thành hoàng hậu. Dĩ nhiên, chỉ Tây An đi vừa và rồi nàng sống hạnh phúc trọn đời bên đức vua.
photo-3-1472005174729
Còn một điểm tương đồng nữa giữa 2 phiên bản Trung - Việt, đó là mẹ con dì ghẻ trong câu chuyện đều bị trừng phạt. Chỉ khác là với phiên bản Trung Quốc, họ bị xử ném đá đến chết.

2. Phiên bản Bắc Mỹ

Trong kho tàng truyện cổ của người da đỏ tại Bắc Mỹ, có một câu chuyện được truyền miệng với nội dung khá tương đồng với Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám. Câu chuyện mang tên: Cô gái xấu xí.
Chuyện kể về một ngôi làng nọ có 3 chị em. Trong đó, cô út hiền lành, hay bị bắt nạt nhất.
photo-4-1472005175762
Tập tục của làng là phải duy trì ngọn lửa sáng liên tục trong đêm. Tối nọ, đến lượt 3 chị em nhà cô bé. Cô út bị 2 chị bắt giữ lửa trong nhiều giờ đồng hồ mà không được nghỉ. Và thật không may, lửa bén vào mái tóc cô, khiến toàn bộ gương mặt bị huỷ hoại.
Tuy vậy, trái tim lương thiện và chân thật của cô bé đã giúp cô nhìn thấy tộc trưởng - nhân vật quyền năng luôn tàng hình trong mắt người thường, trong khi 2 chị của cô thì không. Cô được tù trưởng cưới làm vợ, phục hồi lại sắc đẹp nhờ tắm nước thần và sống hạnh phúc trọn đời.

3. Phiên bản Châu Phi

Phiên bản “Tấm Cám châu Phi” kể về cô gái Chinye sống cùng dì ghẻ và chị gái. Đây là phiên bản duy nhất không đề cập đến hoàng tử.
Khi sống cùng dì ghẻ, Chinye luôn bị ngược đãi. Đến một ngày, dì ghẻ sai cô vào rừng giữa đêm khuya để lấy nước. May mắn thay, nhờ vào trái tim lương thiện, thú rừng đã bảo vệ Chinye khỏi những hiểm nguy.
Trên đường quay về, cô gặp và giúp đỡ một bà lão. Để trả ơn, bà lão cho cô lựa chọn một trong số các hũ sành trong chòi của bà. Vốn khiêm tốn, Chinye chọn hũ nhỏ nhất, nhưng hóa ra bên trong chứa một kho báu khổng lồ.

photo-5-1472005175223

Chinye và bà lão (ảnh minh hoạ)

Nghe chuyện, dì ghẻ và chị gái… ghen lồng lộn, lao vào rừng tìm cho được bà lão. Trời chiều ý người, cô cũng gặp được bà, nhưng khác với Chinye, cô chị chọn hũ to nhất. Rất tiếc, trong hũ lại là một cơn bão, cuốn sạch gia sản của 2 mẹ con.
Vì sự kiêu ngạo quá cao, cả 2 không muốn phải nhờ đến Chinye nên đành bỏ xứ mà đi. Còn Chinye, cô sử dụng toàn bộ gia sản để giúp đỡ dân làng.

4. Phiên bản Anh

Phiên bản của Anh là “Cô bé áo rách” (Tattercoats), hơi giống với cô bé Lọ Lem “xịn”, chỉ khác ở việc nhân vật phản diện ở đây là người ông, còn hoàng tử xuất hiện từ trước khi lễ hội diễn ra.
Cô bé Tattercoats sống cùng người ông ghẻ lạnh. Ông cho rằng vì Tattercoats ra đời mà con gái ông phải bỏ mạng nên ghét cô đến cay đắng. Mang tiếng có nhà, nhưng cô phải ở trong chuồng bò, phải đi xin ăn mỗi ngày trên phố.
photo-6-1472005174217
Một ngày, hoàng tử của vương quốc tổ chức dạ tiệc để tuyển vợ, Tattercoats và bạn cô rủ nhau đi xem. Trên đường đi, cô gặp một chàng công tử điển trai, giàu có. Anh ta yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên, thậm chí còn ngỏ lời cầu hôn. Tuy nhiên, Tattercoats từ chối nhưng đồng ý gặp anh tại cung điện vào nửa đêm.
Đến giờ hẹn, cô xuất hiện tại cung điện với một chiếc áo rách. Tất cả mọi người đều cười, nhưng riêng chàng công tử thì không. Hóa ra, chàng chính là hoàng tử và chàng quyết định chọn cô làm vợ. Kết cục thì chắc ai cũng đoán được, họ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời.

5. Pháp

Đây chính là phiên bản “Cô bé lọ lem” được Walt Disney thể hiện cực kỳ thành công qua bộ phim hoạt hình “Cinderella” huyền thoại.

photo-7-1472005173834

Tạo hình Cinderella của Walt Disney

Trong phiên bản này, đôi hài Cinderella được làm từ pha lê, trong suốt và tuyệt đẹp. Ngoài ra, không giống như Tấm Cám, Cinderella tha thứ cho các chị của mình, mỗi người trở thành vợ của quan chức trong triều đình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV