Ngày 24/11, bằng kết quả 80.77% số đại biểu Quốc Hội thông qua điều 37 của Bộ luật dân sự sửa đổi 2015, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 11 ở châu Á hợp thức hóa quyền chuyển đổi giới tính. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh kéo dài hơn hai năm của cộng đồng LGBT và người chuyển giới, đồng thời được xem là một bước tiến cởi mở, bắt kịp xu thế toàn cầu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam.
Ngày 10/10, lễ cưới của chú rể Nguyễn Trúc Vy (1987, chuyển giới nam) và cô dâu Phan Thị Bích Hà (1993) đã được diễn ra tại một nhà hàng ở Nha Trang trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Đây được xem là lễ cưới của người chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức công khai và gia đình ủng hộ.
3.Việt pride 2015: Tôi khác biệt, tôi tự hào
VietPride - Sự kiện tự hào lớn nhất trong năm của cộng đồng LGBTQ Việt năm 2015. Các hoạt động trong sự kiện được khuyến khích diễn ra với những quy mô lớn nhỏ khác nhau với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Năm nay, chủ đề của Viet Pride chính là “Tôi khác biệt, tôi tự hào” nhằm thể hiện sự tự do thể hiện, tự do sống đúng là mình của tất cả mọi người, đặc biệt là người chuyển giới vốn là một cộng đồng thiểu số gặp rất nhiều khó khăn trong việc khẳng định bản thân.
4. Miss Beauty 2015 cuộc thi sắc đẹp đầu tiên được tổ chức cho người chuyển giới Việt Nam
Đêm 22/12, tại TP HCM đã diễn ra đêm chung kết cuộc thi Miss Beauty 2015. Đây là một chương trình thực tế dành riêng cho người chuyển giới nữ chưa có điều kiện phẫu thuật được thực hiện ước mơ của mình. Người chiến thắng trong cuộc thi sẽ được tài trợ phẫu thuật chuyển giới và đào tạo để đưa sang Thái Lan tham gia cuộc thi Miss International Queen 2016. Trải qua hơn hai tháng từ khi cuộc thi được phát động, người đẹp HySa B (tên thật là Bùi Hải Sơn, sinh năm 1991, An Giang) đã xuất sắc chiến thắng, trở thành tân hoa hậu chuyển giới Việt Nam 2015.
5. Phim tài liệu về người chuyển giới của Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế danh giá
Ngày 13/11, bộ phim tài liệu “Tìm Phong” (“Finding Phong”) vinh dự đoạt giải thưởng Nanook, giải thưởng cao nhất của LHP Jean Rouch (tổ chức tại Pháp). Đây là một liên hoan phim uy tínhđược bắt đầu từ năm 1982. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Trần Phương Thảo (Việt Nam) và Swann Dubus (Pháp), ghi lại quá trình khẳng định bản thân mình của cô bạn chuyển giới nữ Lê Ánh Phong trong suốt hai năm liền.
Bộ ảnh có tên “Gender is not uniform” tạm dịch là “Giới tính không quyết định đồng phục” được chia sẻ vào ngày 15/10, đã nhận được rất nhiều ý kiến cũng như sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là cộng đồng người chuyển giới nam ở Việt Nam. Đây là kết quả sáng tạo đầy tâm huyết của bạn Huỳnh Trí Viễn và các thành viên trong nhóm. Bộ ảnh được hoàn thành trong một tuần nhằm góp tiếng nói chung về vấn đề đồng phục trong học đường, trước thềm sự kiện thông qua dự thảo cuối cùng của bộ luật dân sự sửa đổi 2015.
7. Chiến dịch: “Tôi chuyển giới”
Ngày 13/10, một chiến dịch mang tên “Tôi chuyển giới” được phát động trên mạng xã hội. Chiến dịch ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của đông đảo các bạn chuyển giới ở Việt Nam cũng như những người ủng hộ họ. Vào thời điểm đó chúng ta dễ dàng bắt gặp những hashtag như: #Toichuyengioi, #Toiunghonguoichuyengioi, #bantoilanguoichuyengioi… Được biết chiến dịch này nhằm thể hiện tiếng nói và khát vọng được công nhân của người chuyển giới Việt Nam trước thềm Quốc hội thông qua điều luật hợp thức hóa chuyển giới.
8. Câu chuyện của chị Ba bán bánh rán
Câu chuyện chân thật và gần gũi về nhân vật “chị Ba” bán bánh rán tại quận 4, với mong muốn kiếm tiền phẫu thuật chuyển giới một lần nữa làm cộng đồng mạng trở nên “chao đảo” vì sự đáng yêu và chân chất. Trong lúc xã hội Việt Nam, còn không ít người xem chuyển giới là một điều ghê tởm, xấu xí, thì với câu chuyện của mình, chị Ba đã bừng sáng với thông điệp sống lạc quan, chủ động và yêu đời.
9. Bộ ảnh “Freedom Expression - Tự Do Là Mình”
Nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12, một dự án hình ảnh mang tên “Freedom Expression - Tự Do Là Mình” với sự tham gia của 19 người chuyển giới nữ đã được thực hiện. Đây được xem là một hoạt động ý nghĩa của cộng đồng người chuyển giới nhằm góp phần cùng xã hội nâng cao nhận thức về HIV/AIDS.
10. Khán giả “Điều ước thứ 7” xúc động với câu chuyện của Trần Mạnh Cường
Câu chuyện và những giọt nước mắt của Trần Mạnh Cường (chuyển giới nam) khi được cha mẹ chấp nhận sống thật với giới tính của mình đã lấy không ít nước mắt của khán giả truyền hình trong tập 59 của chương trình Điều ước thứ 7, phát sóng ngày 25/7.
Sau khi chính thức khai trương, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nhận được rất nhiều sự thích thú của người dân TP.HCM. Đáng chú ý, trên MXH, nhiều người bất ngờ bàn luận rôm rả về tấm bảng chỉ đường với cụm tiếng Anh "for Ben Thanh".
Các thí sinh tại cuộc thi Hoa hậu Quốc gia 2024 gồm Vũ Mỹ Ngân, Cẩm Ly, Yến Nhi, Hải Anh,... đang được nhận định có thể kế nhiệm Thanh Thủy thi quốc tế.
Thủ môn Nguyễn Filip đã mất vị trí vào tay thủ thành Đình Triệu là điều bất ngờ ở tuyển Việt Nam. Nhưng câu chuyện này là hành trình kỳ diệu và truyền cảm hứng cho nhiều cầu thủ trẻ.