7 công việc dành cho người có tính tò mò

T.H
Chia sẻ

Bất kì ai đều sở hữu ít nhiều tính tò mò, nhưng có rất nhiều người thiên hướng tò mò cao hơn hẳn, và điều này lại là một yếu tố thúc đẩy họ đến với những nghề nghiệp thú vị.

Nếu bạn luôn bị thu hút bởi những câu hỏi về cuộc sống, con người, những vấn đề xã hội; hoặc luôn muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh mình thì hãy cân nhắc 7 công việc dưới đây.

Phóng viên

Phóng viên là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Công viêc chính là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin nhanh, chính xác về những sự kiện mới tới công chúng. Nghề này rất cần tính tò mò để tìm tòi, phát hiện, nuôi dưỡng đề tài, khám phá những vấn đề, những “góc khuất” đằng sau các hiện tượng xã hội…

Ngoài tính tò mò, nghề làm báo đòi hỏi bạn có các tố chất: Ưa hoạt động; thích viết lách và có năng khiếu tổ chức thông tin; quan tâm tới đời sống chính trị - xã hội…

Thám tử

Chắc chắn nếu không có sự tò mò thì không ai làm được nghề thám tử. Dù tương đối ít phổ biến tại Việt Nam, nhưng nghề thám tử đang cho thấy cơ hội việc làm cao. Công việc này không có trường lớp đào tạo bài bản, và chủ yếu dựa trên khả năng phán đoán, suy luận cá nhân.

Nhiệm vụ thì đa dạng, nhưng thường là theo dõi đối tượng theo yêu cầu của khách hàng. Thêm nữa, bạn còn phải có sức khỏe, sự nhanh nhạy, và ham học hỏi để sử dụng tốt đồ nghề công nghệ cao.

Nhiếp ảnh gia

Nhiếp ảnh gia thực thụ sẽ luôn có niềm đam mê nghệ thuật, và sự tò mò - một yếu tố cần để sáng tạo những bức ảnh độc, lạ và đẹp, qua đó tạo dựng thương hiệu cá nhân và phát triển sự nghiệp. Điều kiện cần là bạn phải có một máy ảnh tốt, máy tính với phần mềm chuyên dụng để xử lí hậu kỳ.

Tùy vào sở trường và sự yêu thích mà bạn có thể chọn chủ đề thiên nhiên, chân dung, phóng sự, sự kiện, thậm chí là thợ săn ảnh (paparazzi) giải trí. Bạn có thể chọn làm freelance, tự mở phòng ảnh (studio) hoặc xin cộng tác chính thức với các tạp chí.

Chuyên viên phân tích dữ liệu

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp rất chú trọng vào công tác nghiên cứu dữ liệu nhằm có chiến lược phù hợp. Nhiệm vụ của bạn là phân tích sâu dữ liệu ở nhiều dạng như đồ thị, bảng biểu, báo cáo,…

Sau đó, bạn tận dụng trí tò mò để xem xét vấn đề, suy luận nhằm đưa ra dự đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bạn còn cần kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp nhóm, thuyết trình để trình bày một cách rõ ràng, thuyết phục.

Chuyên viên tuyển dụng

“Mùa” tuyển dụng diễn ra quanh năm bởi số lượng lớn doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực. Do vậy, nghề nhân sự luôn trong tình trạng “khát” người. Bạn nên được đào tạo bài bản ở các chuyên ngành hành chính - nhân sự, nhưng vẫn có thể làm “tay ngang” dựa vào kinh nghiệm, kiến thức tích lũy.

Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm, đánh giá hồ sơ, hỗ trợ cả chu kỳ tuyển dụng của một doanh nghiệp. Người đại diện công ty việc làm hàng đầu CareerLink chia sẻ chia sẻ, bạn cũng cần vận dụng sự tò mò để tìm hiểu và đánh giá xác đáng năng lực ứng viên thông qua câu hỏi, thái độ giao tiếp nhằm giới thiệu các đối tượng phù hợp nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm được các việc làm liên quan đến tuyển dụng tại đây.

Blogger du lịch

Sự tò mò là yếu tố cơ bản để trở thành một blogger du lịch nhằm khám phá các địa điểm, đặc sản của một vùng đất nào đó. Công việc này còn rất phù hợp với những bạn trẻ ưa “xê dịch”. Bạn cần khả năng viết lách, chụp ảnh, quan sát tinh tế để có thể đưa ra các bài viết hấp dẫn người đọc.

Thu nhập đến từ nhà tài trợ của cộng đồng, hoặc các nhãn hàng có nhu cầu quảng cáo. Nhưng nên nhớ, làm nghề này không phải “cưỡi ngựa xem hoa” mà ngược lại, khá nhiều áp lực để có thể “chạy đua” thời gian với hàng loạt việc.

Nhà nhân chủng học và khảo cổ học

Những người tò mò - người quan tâm đến các nền văn hóa khác và tìm hiểu về con người trong quá khứ có thể thích một công việc như một nhà nhân chủng học hoặc nhà khảo cổ học. Những chuyên gia này thực hiện các dự án nghiên cứu để tìm hiểu về nguồn gốc, sự phát triển và hành vi của con người.

Họ kiểm tra các cổ vật, quan sát và thu thập các mẫu mà họ phân tích và sử dụng để hiểu văn hóa của con người và nguồn gốc của chúng ta. Để làm công việc này, bạn cần phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ và có kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất