Xu hướng livestream bán hàng vài năm gần đây đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên mạng xã hội. Với khả năng ăn nói trôi chảy và nhạy bén trong việc bán hàng, nhiều hoa á hậu đổ bộ lĩnh vực này để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, việc lạm dụng kiếm tiền bằng livestream bán hàng khiến giá trị hình ảnh của các người đẹp bị giảm sút.
Được - mất khi hoa á hậu livestream bán hàng?
Với tình hình khó khăn kinh tế khó khăn hiện nay, việc livestream bán hàng là cú bắt tay hoàn hảo cho nhãn hàng và cả các người đẹp. Bởi để hợp tác riêng từng quảng cáo, nhãn hàng phải chi một số tiền khá lớn nhưng lại mang về rủi ro cao. Vì vậy, việc hợp tác "nhỏ lẻ" từng phiên livestream cũng giúp cả hai bên "test thị trường" trước khi "bắt tay" trong những dự án lớn hơn.
Tuy nhiên, nhiều hoa á hậu lại "sa đà" vào việc kiếm tiền qua livestream bán hàng bởi thực chất lĩnh vực này thu về lợi nhuận cao hơn gấp 3 đến 5 lần việc tham gia nghệ thuật hay các lĩnh vực diễn xuất, ca hát, trình diễn,... Thêm vào đó, việc bán hàng với số lượng lớn nhưng không tìm hiểu kỹ nguồn gốc, “thật giả lẫn lộn” với giá thành rẻ là những lý do khiến khán giả "lo lắng" cho giá trị hình ảnh của các hoa á hậu này.
Thu nhập tiền tỷ từ livestream bán hàng
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 Nguyễn Trần Khánh Vân, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 Huỳnh Nguyễn Mai Phương,... cũng là một trong những gương mặt gia nhập đường đua livestream bán hàng khá sớm. Sở hữu độ nhận diện cao, các phiên livestream của Khánh Vân nhanh chóng thu hút rất nhiều người mua sắm và doanh thu cho nhãn hàng hợp tác của các người đẹp này từ vài trăm triệu thậm chí có phiên lên đến tiền tỷ.
Có thể thấy, việc hoa á hậu livestream bán hàng không có tiêu chuẩn nào để nhận xét là có khiến giá trị thương hiệu bị sụt giảm hay không. Điều quan trọng nhất mà các người đẹp cần phải cân nhắc chính là những sản phẩm được bán trong những phiên livestream phải đảm bảo chất lượng và uy tín để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người mua hàng.