Vòng quanh Thế giới

Bánh cuốn Việt Nam: Nét tinh tế ẩm thực được khen ngợi nức nở trên báo Mỹ

Theo The New York Times
Chia sẻ

Bột gạo tạo nên những từng tấm mỏng và mềm như vải rồi đưa đi hấp trong nồi cách thủy, bên trong là thịt cùng gia vị được gói lại tỉ mỉ để rồi tạo ra món ăn đậm hồn Việt giữa đất Mỹ được người bản xứ khen ngợi.

Ở sân sau vườn nhà, Hong Pham nhẹ nhàng tráng một lớp bột lỏng và mỏng lên mặt nồi hấp, bên dưới là nước sôi ùng ục đẩy hơi nóng bốc lên làm chín lớp bột. Anh đậy nắp lại và đợi hoàn thành công đoạn đầu tiên của quá trình tạo nên món bánh cuốn, một món ăn đặc trưng của Việt Nam nhưng rất đỗi lạ lẫm trong mắt bạn bè quốc tế.

Món bánh cuốn được bán ở quán Bánh Cuốn Lưu Luyến, một quán ăn tại Quận Cam, California.

Món bánh cuốn được bán ở quán Bánh Cuốn Lưu Luyến, một quán ăn tại Quận Cam, California.

Tiếp theo, anh dùng một chiếc đũa bếp to để lật lớp bột lên, nó mỏng và mịn như một tấm lụa, có thể nhìn xuyên qua để thấy được hình ảnh ở phía sau. Anh cho thịt heo băm nhuyễn đã ướp gia vị cùng nấm lên lớp vải mịn màng đó rồi tỉ mỉ gói lại thành từng cuốn nhỏ gọn.

Anh Hong Pham đứng lớp 20 học viên để hướng dẫn họ cách làm món bánh cuốn. “Tuy nó giống cách tạo ra một chiếc bánh kếp của người phương Tây, nhưng có lẽ bạn sẽ khó làm đúng trong lần đầu tiên, sản phẩm cho ra sẽ không như mong muốn đâu”, The New York Times dẫn lời anh chia sẻ.

Hong Pham (phải) là người đứng lớp ở khóa học hướng dẫn cách làm bánh cuốn tại sân nhà của anh ở Pasadena, California. Ở bên trái anh là Rose Lawrence, đầu bếp chuyên về bánh ngọt, đang thích thú học kỹ thuật làm món bánh cuốn.

Hong Pham (phải) là người đứng lớp ở khóa học hướng dẫn cách làm bánh cuốn tại sân nhà của anh ở Pasadena, California. Ở bên trái anh là Rose Lawrence, đầu bếp chuyên về bánh ngọt, đang thích thú học kỹ thuật làm món bánh cuốn.

“Thật là một trải nghiệm mới lạ. Tôi cứ lo sợ sẽ làm xé toạc lớp bánh ra mất”, đầu bếp bánh ngọt Rose Lawrence kể lại sau lần đầu tiên học làm bánh cuốn Việt Nam. Lớp bánh mỏng trông rất yếu đuối lại bọc lấy thịt và nấm được làm nhuyễn như hạt lựu ở bên trong, khiến học viên phải rất nương tay.

Mặc dù người Mỹ đọc cái tên “bánh cuốn” bằng những cách khác nhau, nhưng món ăn này trên khắp Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam được tạo nên từ cùng một công thức. Hòa nước với bột gạo, đôi khi thường được cho thêm sắn cán nhuyễn hay bột mì, lớp bột thành phẩm được hấp chín và làm mỏng ở mức độ tinh tế, khiến người ăn cảm nhận được trọn vị của gạo nấu chín mà không ngấy.

Hong Pham cùng vợ của mình đã lên ý tưởng về một lớp học dạy nấu ăn món Việt và nhanh chóng triển khai nó tại vườn nhà mình. Đến với lớp học này, những người bản xứ sẽ được tiếp cận với công thức đặc biệt tạo nên những món ăn độc đáo của Việt Nam.

Cathy Van (trái) là một người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Mỹ, chị muốn học cách làm món bánh cuốn để làm cơm ăn cùng gia đình vào các dịp đặc biệt.

Cathy Van (trái) là một người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Mỹ, chị muốn học cách làm món bánh cuốn để làm cơm ăn cùng gia đình vào các dịp đặc biệt.

Cùng vợ viết blog The Ravenous Couple chuyên về ẩm thực Việt Nam, anh Hong Pham cho biết không phải món ăn nào cũng được tạo ra bởi người nấu bếp, mà chúng là nghệ thuật được tạo nên bởi người nghệ sĩ: “Bánh cuốn thật sự không đơn giản, nhất là trong việc tạo nên bột bánh, chính bản thân tôi cũng mất khá nhiều thời gian để tạo được lớp bột bánh hoàn hảo. Tôi cũng muốn mọi người được trải nghiệm sự khó khăn này”.

Cathy Van, một nữ y tá gốc Việt hiện đang làm việc tại Los Angeles, cho biết mình luôn nấu ăn vào các dịp đặc biệt khi gia đình quây quần bên nhau. Từ nhỏ, cô được mẹ làm cho món bánh cuốn và rất thích, nhưng khi lớn lên cô không có cơ hội được học nấu ăn bài bản, cô từng làm bánh cuốn nhiều lần bằng chảo không dính nhưng thất bại.

Cuối cùng, Van biết được bí quyết để tạo nên lớp bột bánh cuốn ngon, chính là sử dụng một tấm thiếc và làm chín bằng hơi nước nóng, thay vì đổ bột vào chảo dầu vì nó sẽ bị béo ngậy và dễ bị khét, khó tạo được độ mềm mịn cần có cho vỏ bánh cuốn.

Xuôi theo các tuyến phố chính về khu vực trung tâm Los Angeles, bạn sẽ thấy rất nhiều nhà hàng, quán ăn Việt Nam có phục vụ bánh cuốn cùng các món ăn Việt khác, chúng đều được tạo nên bởi những tay nấu nướng bậc thầy. Khu vực này là Litte Saigon, nằm trong Quận Cam của bang California, cũng là nơi tập trung đông người Việt Nam ở hải ngoại nhất với số dân lên đến hơn 200.000 người.

Phở Tàu Bay LTT, một nhà hàng món Việt đã mở cửa đón khách từ năm 1997, luôn trong tình trạng kẻ vào người ra liên tục dẫu cho là sáng sớm hay chiều muộn, bởi món phở trứ danh cùng món bánh cuốn ở quán.

Phở Tàu Bay LTT, một nhà hàng món Việt đã mở cửa đón khách từ năm 1997, luôn trong tình trạng kẻ vào người ra liên tục dẫu cho là sáng sớm hay chiều muộn, bởi món phở trứ danh cùng món bánh cuốn ở quán.

Từ thập niên 1970, người Việt đến đây định cư ngày một nhiều và nhanh chóng tạo thành một cộng đồng khắng khít. Nhờ vậy, ẩm thực Việt Nam tại đây phát triển mạnh mẽ và có thể được đánh giá là nơi có bán món Việt ngon nhất ở bên ngoài Việt Nam.

Mỗi sáng sớm tại Phở Tàu Bay LTT, một quán ăn nằm lọt thỏm giữa khu trung tâm thương mại ở Santa Ana, các cô cậu thanh niên ngồi lại với nhau trên những cái bàn lớn để cùng ăn sáng và trò chuyện rôm rả, ở bên cạnh là bàn của những cụ ông lớn tuổi tương tác với nhau bằng những câu nói nhẹ nhàng từ tốn.

Henry Le là ông chủ của Phở Tàu Bay LTT, là một bậc thầy về phở và bánh cuốn cùng món bánh cuốn tại quán của ông.

Henry Le là ông chủ của Phở Tàu Bay LTT, là một bậc thầy về phở và bánh cuốn cùng món bánh cuốn tại quán của ông.

Henry Le, ông chủ của quán, đã bắt đầu công việc kinh doanh từ năm 1997. Tại đây, ngoài món phở Việt Nam ông còn phục vụ thực khách món bánh cuốn nóng hổi. Nhưng dường như mọi người đều gọi bánh cuốn ghi ghé ăn ở nhà hàng, cái món được bày trên đĩa tròn với những cuốn bánh trắng đục mập ú bởi thịt gói bên trong.

Trên các gói bánh cuốn, hành phi cùng những ngọn rau thơm được rải lên một cách trông đầy ngẫu hứng, bên cạnh là giá rau cùng những lát chả lụa dày. Được phục vụ ở nhiệt độ phòng, bánh cuốn mềm mại và trơn trượt trở nên sóng sánh khi nó được tắm một lớp nước mắm chua ngọt đầy hấp dẫn.

Ở quán Bánh Cuốn Lưu Luyến, đầy đủ các loại topping được đặt lên các gói bánh để tạo điểm mới lạ cho món bánh cuốn.

Ở quán Bánh Cuốn Lưu Luyến, đầy đủ các loại topping được đặt lên các gói bánh để tạo điểm mới lạ cho món bánh cuốn.

Có nhiều phiên bản khác nhau của một món bánh cuốn. Ở nhà hàng Bánh Cuốn Lưu Luyến gần đó, ngoài các món topping thường thấy, quán còn kèm thêm những cuốn chả giò được chiên giòn và cắt nhỏ, bánh giá nhân tôm với lớp vỏ giòn rụm cùng đậu hũ mềm mại như hai thứ đối nghịch cùng chung một phần ăn.

Tiếp tục dạo bước đến quán Hồng Hương cũng trong khu thương xá, đĩa bánh cuốn được trình bày bắt mắt với những lát chả lụa bao vây xung quanh lớp bánh mỏng, giá rau được để ở một đĩa riêng biệt cùng nước mắm chua ngọt trộn đều với tỏi ớt giã nhuyễn. Quán còn bán sữa đậu nành, sữa bắp cùng sữa sen được làm theo công thức Việt Nam.

Tại quán Hồng Hương thuộc khu Garden Grove, bánh cuốn được phục vụ theo cách truyền thống nhưng bày trí một chút khác biệt, tạo điểm nhấn cho đĩa ăn.

Tại quán Hồng Hương thuộc khu Garden Grove, bánh cuốn được phục vụ theo cách truyền thống nhưng bày trí một chút khác biệt, tạo điểm nhấn cho đĩa ăn.

Quay trở lại với anh Hong Pham, khi anh bắt đầu học nấu bánh cuốn, anh nhận ra không một ai có thể chỉ mình cũng như không một trường nấu ăn nào ở Los Angels có dạy, ngoại trừ kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại từ mẹ của mình. Để đạt được trình độ chuyên nghiệp khi làm bánh cuốn, điều cần nhất là sự tỉ mỉ và kinh nghiệm.

Từ khâu chuẩn bị dụng cụ nấu bánh, căng vải lên nồi, cuộn bánh bằng đũa, đều đòi hỏi thử nghiệm và thất bại nhiều lần. Cách làm bánh cuốn được truyền từ thế hệ trước tới thế hệ sau, như anh Hong Pham đã học được những kỹ thuật cơ bản từ mẹ mình, bà Ly Pham. Hai vợ chồng anh đã mua dụng cụ làm bánh cuốn từ Việt Nam, tự học rồi dạy lại cho hai cô con gái là Emi và Mira.

Anh Hong Pham cùng vợ mình là chị Kim tại lớp học làm bánh cuốn, giúp nhiều người khác tiếp cận được kỹ thuật làm nên món ăn này và cũng nhằm quảng bá món ăn Việt cho bạn bè thế giới.

Anh Hong Pham cùng vợ mình là chị Kim tại lớp học làm bánh cuốn, giúp nhiều người khác tiếp cận được kỹ thuật làm nên món ăn này và cũng nhằm quảng bá món ăn Việt cho bạn bè thế giới.

Cùng nhau, họ làm ra những đĩa bánh cuốn nóng hổi thơm lừng để quây quần bên nhau mỗi dịp cuối tuần rảnh rỗi. Tại lớp học của anh Hong Pham, học viên rất đa dạng về xuất thân, có người là food blogger nổi tiếng muốn biết thêm về các nền ẩm thực khác, có người chỉ đơn giản là nội trợ muốn học cách nấu món Việt Nam.

Nhưng dù là ai đi nữa, họ cũng gặp không ít khó khăn trong lần đầu tiên làm bánh cuốn. Chị Van và Lawrence thưởng thức miếng bánh cuốn mà họ vừa làm ra; lá bánh cuốn có phần cứng và dày hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, hương vị của nó vẫn khá ổn, mọng nước và nóng hổi. Họ biết mình sẽ cần quay lại lớp học vào tuần sau và sau đó nữa.

Chia sẻ

Theo

The New York Times

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất