Vòng quanh Thế giới

Hãng Lion Air với hồ sơ kém an toàn và từng bị EU cấm bay vào không phận suốt 10 năm

Phương An
Chia sẻ

Vụ rơi máy bay của hãng hàng không Lion Air vào sáng nay (29/10) làm dấy lên lo ngại về an toàn bay của Indonesia nói chung và hãng hàng không giá rẻ này nói riêng.

Sau vụ máy bay Lion Air rơi vào sáng nay, an toàn bay ở Indonesia lại khiến người dân hoang mang, bởi đường hàng không vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một nước nhiều đảo như Indonesia. Trước đây, nhiều vụ tai nạn máy bay khiến hàng chục, hàng trăm người thiệt mạng đã xảy ra ở Indonesia và Lion Air, hãng hàng không đặt trụ sở tại Jakarta, không còn là cái tên xa lạ trong bảng danh sách đó.

Những vụ tai nạn nghiêm trọng của Lion Air

- Tháng 1/2002, chuyến bay Lion Air 386 bị rơi sau khi cất cánh không lâu nhưng may thay không có ai thiệt mạng.

- Tháng 11/2004, chuyến bay Lion Air 538 chở 153 hành khách bị rơi do xử lý hướng gió không chính xác trong thời tiết xấu khiến 25 người tử nạn.

Máy bay Lion Air bị rơi trong vụ tai nạn năm 2013.

- Tháng 3/2006, chuyến Lion Air 8987 bị rơi khi hạ cánh ở sân bay quốc tế Juanda do một lỗi về động cơ khiến máy bay chệch phải bên phải, không thể đáp chính xác xuống đường băng. May mắn thay, không có ai tử vong nhưng máy bay đã bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tháng 11/2010, chuyến bay Lion Air 712 đã vượt qua đường băng khi hạ cánh tại sân bay Supadio. Tất cả 174 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán bởi các slide khẩn cấp, với một số chấn thương.

- Tháng 4/2013, chuyến bay Lion Air 904 chở 108 người rơi xuống nước gần sân bay quốc tế Ngurah Rai. Thân máy bay bị vỡ thành hai phần, nhưng may mắn thay không có người tử vong trong vụ tai nạn này.

- Tháng 4/2018, một chiếc máy bay của Lion Air đã trượt ra khỏi đường băng do hỏng một động cơ tại sân bay Djalaluddin của tỉnh Gorontalo. May mắn thay, 174 hành khách và 7 phi hành đoàn không ai gặp chấn thương nghiêm trọng nhưng sân bay đã phải đóng cửa 16 tiếng để giải quyết vụ việc.

Quá khứ đen tối của ngành hàng không Indonesia

Không chỉ Lion Air, ngành hàng không Indonesia từng ghi nhận nhiều vụ tai nạn đau thương khác:

- Tháng 4/1987, máy bay số hiệu 035 của hãng Garuda Indonesia đâm trúng một cột tháp và bị rơi gần Sân bay Quốc tế Polonia. Vụ tai nạn khiến 24 người thiệt mạng.

- Tháng 7/1992, một máy bay của hãng hàng không Mandala bị rơi do gặp phải một cơn gió mạnh đột ngột, khiến máy bay bị mất lái, đâm sầm vào sườn đồi Inahau thuộc núi Lalaboy. Vụ tai nạn khiến tất cả 70 hành khách trên máy bay thiệt mạng.

- Tháng 7/1993, máy bay mang số hiệu 724 của hãng hàng không Merpati Nusantara mất kiểm soát khi tiếp cận sân bay Jefman ở Sorong, tỉnh Papua, khiến 41 người thiệt mạng.

- Tháng 9/1997, một máy bay của hãng hàng không Garuda Indonesia bị rơi tại Buah Nabar, Indonesia khiến 234 người tử vong. 3 năm sau vụ tai nạn, Ban an toàn giao thông quốc gia nước này cho biết nhiều khả năng nguyên nhân vụ tai nạn là do chập mạch điện dẫn đến bắt lửa trong bình xăng. Đây được coi là sự cố hàng không nghiêm trọng nhất Indonesia.

- Tháng 9/2005, may bay mang số hiệu 091 của hãng Mandala Airlines đâm vào một khu dân cư khiến 149 người thiệt mạng.

- Tháng 9/2012, máy bay mang số hiệu 100 của hãng Sukhoi Superjet bị đâm vào vách đá đã giết chết tất cả 37 hành khách cùng 8 thành viên phi hành đoàn.

- Tháng 8/2015, máy bay chở khách do hãng hàng không Trigana của Indonesia điều hành đã rơi ở Papua do thời tiết xấu, khiến toàn bộ 54 người trên chuyến bay thiệt mạng.

- Tháng 12/2014, chiếc Airbus A320 của hãng hàng không AirAsia lao xuống biển sau khi cất cánh từ Surabaya tới Singapore. Máy bay gặp nạn khi đang chở theo 162 người.

- Tháng 8/2015, một chiếc máy bay của hãng nội địa Trigana đã rơi ở Papua khiến 54 người trên máy bay tử nạn.

Lion Air từng bị liên minh EU liệt vào danh sách đen

Một máy bay của Lion Air.

Vì lo ngại về vấn đề an toàn, Liên minh châu Âu EU từng cấm hãng hàng không Lion Air bay vào không phận của các nước thành viên vào năm 2006. Lệnh cấm này chỉ được gỡ bỏ vào năm 2016.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) năm 2007 từng hạ cấp an toàn hàng không của Indonesia xuống loại 2 khi cho rằng nước này thiếu các quy định cần thiết trong việc giám sát các hãng hàng không theo các tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế về độ an toàn.

Đánh giá gần đây về mức độ an toàn của hãng hàng không Lion Air đã được tổ chức hàng không dân dụng quốc tế nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, sau khi máy bay Boeing 737 MAX-8 của hãng hàng không này rơi vào sáng nay (29/10) chỉ sau 13 phút cất cánh lại khiến dư luận đặt câu hỏi về các quy tắc chuẩn an toàn hàng không. Điều đáng nói hơn là chiếc Boeing 737 MAX-8 gặp nạn mới được chuyển giao cho hãng hàng không Lion Air vào tháng 8 năm nay.

Chia sẻ

Bài viết

Phương An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất