Vòng quanh Thế giới

Bộ xương bí ẩn 1000 năm tuổi khiến Đức quốc xã và Liên Xô 'tranh giành'

Hoàng Nguyên
Chia sẻ

Một bộ xương từ thời Trung cổ lần đầu tiên được phát hiện bên trong Lâu đài Prague vào năm 1928 tiếp tục khiến các nhà khoa học đau đầu vì nguồn gốc của nó.

Lâu đài Prague

Toàn cảnh Lâu đài Prague tại Séc, nơi tìm thấy bộ xương 1000 năm tuổi bí ẩn.

Vào ngày 11/7/1928, hài cốt của một người đàn ông được khai quật trong khuôn viên của Lâu đài Prague.

Hài cốt trên được phát hiện tình cờ trong một chiến dịch nghiên cứu lịch sử của tòa lâu đài do Bảo tàng Quốc gia Tiệp Khắc dẫn đầu.

Bộ xương nằm ở rìa của một khu chôn cất có niên đại từ năm 800-1000 sau Công nguyên. Trong ngôi mộ là một số vũ khí, bao gồm cả một thanh kiếm.

Bộ xương bí ẩn được khai quật vào năm 1928...

Bộ xương bí ẩn được khai quật vào năm 1928.

Ngôi mộ được phát hiện bởi Ivan Borkovský, một người Ukraine chiến đấu cho cả người Áo-Hung và người Nga vào đầu thế kỷ 20.

Lính Đức Quốc xã đã xâm chiếm Tiệp Khắc vào năm 1939 và tuyên bố hài cốt này là người Đức, hoặc là người Viking, nhưng chắc chắn không phải là người Slav.

Những đồ vật trong mộ.

Trong phần mộ còn có một thanh kiếm, một cái xô, đá lửa, lưỡi cưa, 2 con dao và một lưỡi rìu.

Đức quốc xã đã tích cực tuyên truyền nguồn gốc German của bộ xương để làm cơ sở cho luận thuyết văn hóa Đức trải rộng khắp châu Âu.

Không những vậy, Đức Quốc xã còn tuyên bố rằng Lâu đài Prague, nơi tìm thấy bộ hài cốt, thuộc về người Đức.

Năm 1945, khi Xô Viết giải phóng Tiệp Khắc, họ lại khẳng định rằng bộ xương 1.000 năm tuổi trên có nguồn gốc Slav.

Lâu đài Prague

Lâu đài Prague rơi vào tay Đức Quốc xã vào năm 1939 và bị Liên Xô chiếm vào năm 1945.

Các công trình giám định mới nhất cho biết đây có thể là một người Slav từ một khu vực gần đó hoặc là một người Viking.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Antiquity đã tổng hợp các phân tích và giả thuyết trước đây nhằm đưa ra một kết luận cuối cùng.

Báo cáo viết: “Những đồ vật được chôn cùng là sự pha trộn từ các nền văn hóa khác nhau. Thanh kiếm, rìu và đá lửa là những trang bị phổ biến của người Viking. Trong khi chiếc xô và những con dao là vật dụng của người Séc”.

Các nhà nghiên cứu cho biết thanh kiếm được tìm thấy có ý nghĩa vô cùng đặc biệt vì chỉ có nó được tìm thấy trong số 1.500 ngôi mộ thời trung cổ ở Lâu đài Prague.

Mãi đến ngày nay, những công trình khám nghiệm ADN mới chứng thực được nguồn gốc Slav của bộ xương. Tuy nhiên, lý do trong mộ chôn một thanh kiếm có nguồn gốc ngoại lai vẫn là một bí ẩn không lời giải đáp.

Chia sẻ

Bài viết

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất