KOL (Key Opinion Leader)
KOL là thuật ngữ dùng để chỉ những người có tầm ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định và có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Họ có khả năng lãnh đạo hoặc định hướng quan điểm.
Ở phương Tây, KOL thường là người có tiếng nói, sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội, họ có thể là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực họ đang hoạt động.
Ngoài ra, KOL luôn được các nhóm lợi ích liên quan như doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên kết hợp tác. Bởi với sức ảnh hưởng và chuyên môn của mình, các KOL hoàn toàn có thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng.
KOC (Key Opinion Consumer)
KOC chính là khách hàng, người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, sau đó có khả năng tác động lên hành vi mua sắm của những người dùng khác. Khác với KOL, KOC có thể là bất kỳ cá nhân nào trên mạng xã hội.
Nói một cách dễ hiểu, KOC cũng là một trong những khách hàng cùng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nhưng điều khác biệt của KOC so với khách hàng bình thường là họ có khả năng đưa ra đánh giá hay nhận xét. Yếu tố này sau đó sẽ mang tính chất tham khảo cho những khách hàng khác khi quyết định có nên lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ đó hay không.
Brand Ambassador (đại sứ thương hiệu)
Đại sứ thương hiệu đơn giản là những cá nhân nổi tiếng được tổ chức doanh nghiệp thuê với mục đích quảng bá thương hiệu. Một đại sức chuyên nghiệp phải biết cách thúc đẩy nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Từ đó, hỗ trợ cải thiện doanh số bán hàng.
Các đại sứ thương hiệu thường sở hữu lượng fan hâm mộ tương đối lớn, họ là người hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ cũng như quảng bá thương hiệu. Mỗi đại sứ thương hiệu không chỉ làm nhiệm vụ thu hút người tiêu dùng mà còn liên kết với thương hiệu về mặt hình ảnh.
Đại sứ thương hiệu đại diện cho bản sắc thương hiệu trên phương diện hình ảnh. Chính vì vậy người được chọn làm đại sứ thương hiệu phải thể hiện mức độ chuyên nghiệp trong công việc lẫn đời sống.
Mức độ cần thiết và chi phí cho KOL, KOL và Brand Ambassador
Khi nắm rõ sự khác biệt cơ bản giữa KOL, KOC và Brand Ambassador, doanh nghiệp chắc hẳn cũng phần nào nhận thấy tầm quan trọng của họ trong mỗi chiến dịch marketing.
Nói về KOL, đây là người có chuyên môn và sức ảnh hưởng nhất định, thế nhưng trong mắt khách hàng họ vẫn chỉ là người được thuê để quảng bá. Ý kiến của nhóm đối tượng này vẫn có tính chất tham khảo với khách hàng nhưng lại không trực tiếp tác động đến nhận thức như KOC.
Xét về mức độ tạo tin tưởng của khách hàng, KOC sẽ là đối tượng được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Bởi KOC sẽ chính là người trực tiếp sử dụng sản phẩm và dịch vụ, sau đó đưa ra đánh giá.
So với KOL và KOC thì đối tượng còn lại là Brand Ambassador luôn sở hữu lượng fan hâm mộ và lượng người quan tâm, theo dõi lớn hơn. Việc sử dụng KOL hay KOC sẽ tùy thuộc vào tầm nhìn dài hạn của mỗi thương hiệu. Còn nếu xét về chi phí đầu tư, Brand Ambassador sẽ báo giá theo từng trường hợp cụ thể.
Trong mỗi chiến lược marketing, 3 yếu tố này đều giữ một vai trò riêng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức khách hàng. Dựa vào các yếu tố và mục tiêu mà doanh nghiệp có thể chọn lựa giữa KOL, KOC hoặc Brand Ambassador để triển khai hoạt động marketing.