Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Gương mặt thương hiệu

Kinh doanh theo chuỗi chứa đựng nhiều rủi ro

Trường Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Thị trường Việt Nam hiện đang chứng kiến nhiều thương hiệu đi lên từ kinh doanh theo chuỗi và phát triển mạnh vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại không ít nhà đầu tư "rất mạnh tay" trong việc mở các chuỗi cửa hàng nhưng kết quả kinh doanh không được như ý muốn.

Tiềm năng to lớn

Việt Nam được đánh giá là thị trường có cơ cấu dân số trẻ, năng động, thế nên càng lúc càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó đồng nghĩa với việc mô hình kinh doanh theo chuỗi ở Việt Nam hiện có tiềm năng vô cùng to lớn. 

Những chuỗi kinh doanh trên thị trường đến từ khá nhiều lĩnh vực, trong đó tiêu biểu có đồ điện tử, điện thoại, F&B, hàng tiêu dùng. Các đại diện tiêu biểu có thể kể đến như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Phúc Long, The Coffee House, Highlands Coffee…

Các chuyên gia kinh tế nhận định, được tiếp sức từ nguồn vốn của các quỹ đầu tư, chính là con đường nhanh nhất để các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi mở rộng quy mô cũng như sức ảnh hưởng của thương hiệu để chiếm lĩnh thị trường.

Kinh doanh theo chuỗi chứa đựng nhiều rủi ro Ảnh 1

Tìm hiểu thêm về một cái tên tiêu biểu, The Coffee House là thương hiệu chuỗi quán cà phê do Công ty Cổ phần Seedcom quản lý. Đây là một trong những startup được rót vốn bởi Quỹ đầu tư Seedcom thuộc sở hữu của ông Đinh Anh Huân - người đồng sáng lập Thế Giới Di Động. 

Ra mắt cửa hàng đầu tiên vào năm 2014, sau 7 năm hoạt động, đến 2021 The Coffee House đã có gần 180 cửa hàng tại 18 tỉnh thành trên cả nước. Tốc độ mở chuỗi cửa hàng của The Coffee House được giới kinh doanh đánh giá vô cùng ấn tượng.

Nhanh chưa chắc đã thắng

Những con số trên chỉ ra The Coffee House đích thực là hình mẫu tiêu biểu trong kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam với doanh thu khủng. Thế nhưng, sau khi khấu trừ chi phí vận hành và quản lý doanh nghiệp, thương hiệu này lại lỗ nặng. Cụ thể, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, chuỗi đạt doanh thu 863 tỷ đồng, nhưng con số này ít hơn tới 80 tỷ đồng so với những gì họ bỏ ra.

Câu chuyện của chuỗi cửa hàng The Kafe còn đáng tiếc hơn khi thương hiệu này phải đóng cửa hàng sau 3 năm hoạt động. Đối với The Kafe, "điểm yếu" kinh doanh nằm ở tốc độ mở quá nhanh so với nguồn lực. Mở chuỗi một cách ồ ạt đôi khi lại là con dao hai lưỡi khi khiến việc kinh doanh trở thành trào lưu.

Kinh doanh theo chuỗi chứa đựng nhiều rủi ro Ảnh 2

Theo các chuyên gia, cửa hàng mở theo chuỗi dù có lợi nhuận cao nhưng cũng khó tồn tại lâu dài. Bởi mở một cửa hàng thì có thể có lợi nhuận, thế nhưng khi mở nhiều cửa hàng cùng một lúc, các chi phí hoạt động, thuê mặt bằng, khấu hao, lương nhân viên… lại là vấn đề rất lớn. Điều đó đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, để cho mô hình kinh doanh theo chuỗi giảm thiểu nguy cơ rủi ro, công tác quản lý cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai minh bạch. Bên cạnh đó, phải luôn công bố đầy đủ và chính xác các thông tin về tình hình kinh doanh để các nhà đầu tư được biết. Ngoài ra, để gia tăng sự nhận diện thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường, vốn và thời gian đầu tư cho chuỗi cần rất lớn. Từ đó đòi hỏi nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định tham gia mô hình kinh doanh này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trường Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lời cảnh báo của Duy Mạnh