Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Gương mặt thương hiệu

Agrawal và hành trình 10 năm vươn lên CEO Twitter

Parag Agrawal, một kỹ sư 37 tuổi, người Mỹ gốc Ấn, một cái tên có phần xa lạ đã được công bố là CEO tiếp theo của Twitter sau khi Jack Dorsey bất ngờ từ chức.

Agrawal là ai?

Agrawal sinh năm 1984 tại Ấn Độ,  là người có đam mê đối với cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin kỹ thuật số. Anh từng học khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Ấn Độ ở Mumbai, trước khi tới Mỹ vào năm 2005, để theo đuổi bằng tiến sỹ khoa học máy tính tại Đại học Stanford.

Trong thời gian này, Agrawal là nghiên cứu sinh tại một loạt các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như AT&T Labs, Microsoft và Yahoo và hoàn thành luận án Tiến sỹ của mình vào năm 2012. Vợ của Agrawal là Vineeta cũng hoạt động trong ngành khi đứng đầu một quỹ đầu tư công nghệ sinh học của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz.

Cựu lãnh đạo Dorsey nhận xét rằng: “Parag đã đứng sau mọi quyết định quan trọng giúp xoay chuyển tình thế công ty. Cậu ấy luôn tìm tòi, ưa khám phá, lý trí, sáng tạo, đòi hỏi cao, biết tự nhận thức và rất khiêm tốn. Tôi có niềm tin sâu sắc vào khả năng dẫn dắt công ty với vai trò CEO của cậu ấy.”

Agrawal và hành trình 10 năm vươn lên CEO Twitter Ảnh 1

Trở thành người dẫn dắt Twitter ở tuổi 37, Agrawal là CEO trẻ nhất trong số các công ty thuộc nhóm S&P 500 và tiếp tục kéo dài danh sách các CEO người Ấn Độ tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới (Sundar Pichai – Google, Satya Nadella – Microsoft, Arvind Krishna – IBM, Shantanu Narayen – Adobe, VMWare – Raghu Raghuram…

Dấu ấn tại Twitter

Agrawal gia nhập Twitter năm 2011 và trở thành thành viên nhóm kỹ sư giám sát công nghệ quảng cáo của công ty. Tại đây, nhóm kỹ sư đã áp dụng phương thức machine learning và AI thông qua phân tích cơ sở dữ liệu để phát triển cách thức đưa quảng cáo tới các đối tượng người dùng cụ thể.

6 năm sau, anh trở thành CTO của Twitter và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền tảng mạng xã hội này thông qua chuyển đổi, sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây của Google và Amazon.

Tháng 12/2019, Twitter đưa ra dự án nghiên cứu nền tảng mạng xã hội phi tập trung có tên BlueSky, và Agrawal đóng vai trò là người giám sát dự án. “Chúng tôi tin rằng việc trao quyền nhiều hơn cho các cá nhân có thể giúp giải quyết tốt hơn các vấn đề cộng đồng, từ đó giúp đỡ được nhiều người hơn.”

Bên cạnh đó, Agrawal được cho là có đóng góp vào nhiều sách lược quan trọng của công ty, như việc tích hợp cho phép người dùng có thể “tip” (tặng tiền) những người sáng tạo nội dung trên nền tảng này bằng bitcoin thông qua dịch vụ ví tiền bitcoin Strike. Đặc biệt, Twitter không tính phí hoa hồng đối với các khoản tiền được gửi thông qua tính năng này.

Agrawal và hành trình 10 năm vươn lên CEO Twitter Ảnh 2

Kevin Weil, cựu Phó Giám đốc phụ trách sản phẩm của Twitter, người đã sang “đầu quân” cho Facebook, nhận xét Agrawal đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.

Cậu ấy đã ở đây từ những ngày đầu, tham gia xây dựng nền tảng quảng cáo sơ khai, cho tới nâng cao vị thế của Twitter và còn hơn nữa,” Kevin nói, “Tất cả đều là các dự án kỹ thuật, nhưng tác động tới ‘linh hồn’ của sản phẩm.”

Ban điều hành Twitter đã nhất trí trao cho Agrawal tiếp quản vị trí CEO, đồng thời chỉ định anh vào vị trí hội đồng quản trị của công ty. Dorsey vẫn tiếp tục ở trong  hội đồng quản trị cho tới năm 2022, anh cho rằng Agrawal được lựa chọn vì “là người hiểu sâu sắc về công ty và nhu cầu của nó”.

Thách thức phía trước

Tuy chỉ có hơn 200 triệu người dùng, so với con số gần 2 tỷ người dùng của Facebook, Twitter đã trở thành nền tảng mạng xã hội chính trị hàng đầu thế giới hiện nay khi quy tụ đông đảo người dùng cao cấp như chính trị gia, KOLs, nhà báo…

Agrawal và hành trình 10 năm vươn lên CEO Twitter Ảnh 3

Mặc dù vậy, đó cũng là lý do khiến mạng xã hội này gặp phải rất nhiều cáo buộc liên quan sử dụng từ ngữ kích động, thông tin sai lệch; những lo ngại của Quốc hội Mỹ về quyền lực, sự chia rẽ và kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dùng. Thậm chí, Twitter cũng gây tranh cãi khi công khai khoá tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bên cạnh đó, Agrawal cũng phải đối mặt với thách thức đến từ mục tiêu rất cao từ hội đồng quản trị đối với Twitter. Đó là đạt 315 triệu người dùng hàng ngày và gấp đôi lợi nhuận vào cuối năm 2023.

Cụ thể, năm 2020, mạng xã hội này đạt doanh thu 3,7 tỷ USD, mục tiêu cho tới 2023 phải đạt 7,5 tỷ USD, đòi hỏi công ty phải mở rộng thêm nhiều tính năng để có thể đạt được con số này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Như Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất