Trong tuần qua, nhiều thần tượng và diễn viên nổi tiếng đang hoạt động trong làng giải trí Hàn Quốc đã bị "chỉ mặt điểm tên" vì quá khứ đen tối khi còn ngồi học trên ghế nhà trường. Vụ việc lớn dần lên sau scandal bạo lực học đường của Soojin nhóm (G) I-DLE.
Sau đó, hàng loạt nghệ sĩ bị "bóc phốt" phải kể đến: Kim Dong Hee, Mingyu (SEVENTEEN), Park Hye Soo, Kim So Hye, Hyunjin (Stray Kids), Yunhyeong (iKON), Sunwoo (THE BOYZ), Chuu (LOONA), Kihyun (MONSTA X), Lia (ITZY), HyunA và Aisha (EVERGLOW).
Thông qua công ty quản lý, một số ngôi sao từ chối cáo buộc và đe dọa sẽ thực hiện hành động pháp lý với những trường hợp tạo tin đồn làm hỏng hình ảnh của thần tượng. Trong khi, một số khác đã gửi thư xin lỗi và làm rõ lập luận của bản thân. Ngoài ra, cũng có người trực tiếp gặp mặt nạn nhân để cầu xin sự tha thứ do hành vi không đúng đắn trong thời kỳ dậy thì. Bên cạnh đó, công ty quản lý đưa ra kế hoạch tạm ngừng hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ để trấn an dư luận.
Sau khi chủ đề "bắt nạt học đường" trở thành tâm điểm tại Hàn Quốc, cư dân mạng đã chia sẻ lại vụ bắt nạt học đường gây chấn động truyền thông năm 2011. Được biết, một nam sinh cấp hai đã tự tử sau khi bị bắt nạt tại trường. Bản thân vụ bê bối này đặc biệt nghiêm trọng và gây ám ảnh vì những khoảnh khắc cuối cùng của cậu bé đã được ghi lại trên camera quan sát trong thang máy trước khi tự kết liễu đời mình.
Một phần nội dung của bản di chúc xuất hiện trong một bài báo đăng trên cộng đồng mạng vào ngày 22 với tiêu đề: "Bản di chúc của một học sinh trung học cơ sở mà tôi luôn nghĩ đến mỗi khi có một vụ bê bối liên quan đến 'bạo lực học đường".
Người đăng chia sẻ một phần bức thư tuyệt mệnh do người quá cố để lại và viết: “Đôi khi tôi cảm thấy làm vậy quá phũ phàng với thủ phạm, nhưng khi nghĩ đến cậu học sinh này, tôi đã tĩnh tâm lại. Nạn nhân và gia đình phải sống cả đời trong đau đớn, nhưng không lẽ hung thủ không nên bị đối xử như vậy sao?".
Di chúc này học sinh Kwon Mo Gun để lại sau khi lựa chọn tự tử vào năm 2011 vì là nạn nhân của bạo lực học đường. Khi đó, Mo Gun đã học năm thứ hai trung học cơ sở, và em liên tục bị các bạn cùng lớp quấy rối, bao gồm tra tấn bằng nước, đánh đập, lấy đồ và tống tiền. Mo Gun đã để lại một mảnh giấy dài 4 trang A4 trong phòng khách và ghi rõ lý do không khai báo, nói rằng: “Em đã cố gắng nhờ bố mẹ hoặc giáo viên giúp đỡ, nhưng em sợ bị trả thù".
Một phần trong di chúc, Mo Gun viết: "Nước mắt đã giàn giụa khi con không thể nhìn thấy gia đình vì con sẽ kết thúc những ngày đau khổ mà mình đã trải qua. Con mong bố mẹ sẽ hạnh phúc khi không có con. Con yêu bố mẹ!.
Gửi bố, người luôn yêu thương và đôi khi đã cho con tiền tiêu vặt, xin cảm ơn bố. Gửi mẹ, người luôn để giúp con thoát khỏi cảnh là một đứa con trai tệ và người luôn giữ con trong suy nghĩ của mình, con yêu mẹ.
Gửi đến anh trai, người luôn tha thứ cho em ngay cả khi những kẻ bắt nạt ăn hết thức ăn của chúng ta và người luôn tốt với em, cảm ơn anh. Và gửi đến những người bạn, những người luôn tốt với tớ, cảm ơn các cậu. Và gửi đến các thầy cô giáo, những người luôn ủng hộ dù em chẳng giỏi gì, cảm ơn thầy cô. Bố mẹ à, đổi mật khẩu khóa cửa trên nhà của chúng ta nha. Những kẻ bắt nạt biết nên bọn họ có thể lại vào nhà đó ạ. Vĩnh biệt mọi người".
Được biết đến với cái tên "Vụ án học sinh trung học Daegu", toàn bộ nội dung bức thư tuyệt mệnh do Mo Gun để lại đã được tung ra, gây hoang mang dư luận. Với sự việc này, Đạo luật Phòng chống Bạo lực Học đường đã được sửa đổi vào tháng Hai năm sau, và vào tháng Sáu, hệ thống Cảnh sát Bạo lực Học đường (SPO) đã được giới thiệu như một trong những biện pháp chung của chính phủ để xóa bỏ bạo lực học đường.
Tuy nhiên, dù đã 10 năm, bạo lực học đường vẫn tiếp diễn. Theo kết quả của Khảo sát về Bạo lực Trường học do Bộ Giáo dục và 17 văn phòng giáo dục tỉnh công bố vào tháng trước, tỷ lệ bạo lực mạng đã tăng từ 8,9% vào năm 2019 lên 12,3% vào năm ngoái. Số người trả lời vị bắt nạt "ngoài trường học" đã tăng từ 25,1% vào năm 2019 lên 35,7% vào năm ngoái.
Khi các trường học được nghỉ do Covid-19, bạo lực học đường đã gia tăng bên ngoài trường học hoặc thông qua không gian mạng như mạng xã hội (SNS). Seung Jae Hyun - một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Hình sự Hàn Quốc, cho biết: "Bạo lực học đường như bạo lực bằng lời nói và bắt nạt trên mạng có thể xảy ra bất kể đó là trong hay ngoài trường học. Tôi dành nhiều thời gian ở học viện hơn ở trường. Tôi cũng phải chú ý đến những điểm mù như bên ngoài trường học".
"Ngoài ra còn có những vấn đề nghiêm trọng như tống tiền và tấn công tình dục. Theo quan điểm của chúng tôi có thể được coi là tội phạm bạo lực chứ không phải đơn giản là bạo lực học đường. Chúng tôi phải tìm kiếm các biện pháp tư pháp thiết thực chống lại các thủ phạm".
Dưới đây là phản ứng của cư dân mạng từ Joongang Ilbo qua Nate:
1. [ 4,681, -11] Trái tim tôi như tan vỡ mỗi khi nhìn thấy bức ảnh đó. Tôi cảm thấy rất đau lòng...Gửi đến tất cả những người cho rằng chúng ta nên tha thứ và quên đi những kẻ bắt nạt? Vì họ còn trẻ và chưa trưởng thành?? Bạn là ai để quyết định điều đó? Bạn có thể tưởng tượng nếu con bạn ở trong thang máy như thế này không? Bạn có nghĩ rằng thời gian sẽ thực sự khiến bạn quên đi nỗi đau?
2. [ 3,870, -8] Bức ảnh buồn quá...Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu quan tâm đến cách con cái cư xử bên ngoài không? Hãy đảm bảo rằng con bạn không ở ngoài đó đánh đập những đứa trẻ quý giá khác
3. [ 3,440, -15] Tại sao mọi người cứ nói những kẻ bắt nạt nên được tha thứ, rằng họ nên được cho cơ hội thứ hai? Tại sao một người đánh đập người khác sẽ giúp ích được gì cho xã hội của chúng ta? Sự giúp đỡ duy nhất cho họ là nếu chúng ta nhốt họ hoặc giết họ. Đó là cách duy nhất để bảo vệ người khác.
4. [ 195, -0] Những kẻ bắt nạt cậu bé bây giờ phải 25 tuổi rồi nhỉ. Tôi tự hỏi họ đang làm gì ?? Đáng lẽ ra họ phải sống cuộc sống của mình trong cảm giác tội lỗi... nhưng thật khiến tôi tức giận khi nghĩ rằng hiện tại có lẽ họ đang sống thoải mái.
5. [ 164, -0] Một bức ảnh mà tôi không bao giờ có thể quên được...Tôi không thể tưởng tượng được những cuộc đấu tranh của cậu ấy, hẳn đã cảm thấy buồn đến mức nào...
6. [ 149, -0] Bức ảnh xé nát trái tim tôi... Bé à, bây giờ cậu có đang ở một nơi tốt hơn? Tôi hy vọng bạn sẽ hạnh phúc
7. [ 124, -3] Bức ảnh này khiến tôi bật khóc trong vòng một giây sau khi nhìn thấy. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi xin lỗi... Không biết những kẻ bắt nạt ra sao rồi? Tôi muốn biết danh tính của họ bây giờ vì họ đã trưởng thành.
8. [ 100, -0] Tệ nhất khi có những người bênh vực những kẻ bắt nạt, nói rằng họ còn trẻ và chưa trưởng thành. Hủy hoại linh hồn của bất cứ ai như thế này là một tội ác dù thế nào đi nữa.
9. [ 81, -0] Những kẻ bắt nạt anh ấy giờ phải là người lớn rồi nhỉ
10. [ 52, -1] Phải nhổ tận gốc vấn nạn bắt nạt học đường
Theo dõi SAOstar để cập nhật thêm thông tin mới nhé!