Giải Trí

Truyền hình thực tế: Ai dám chắc mình là 'thiên tài gọt dũa'?

Đức Thành
Chia sẻ

Khi mà sự ngờ vực lên đến đỉnh điểm, đong đầy trong đôi mắt quan sát, thì mọi việc dẫu có chân thực đến đâu đi chăng nữa thì đó cũng nhuốm màu giả tạo theo một cái nhìn hết sức thiên lệch cảm tính

Đi một ngày đàng chẳng bằng ngồi nhà!

Người xưa có dạy: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu đó chưa bao giờ sai, sẽ luôn luôn đúng với bất cứ thời đời, đời sống nào. Vậy nhưng, ở vào thời kì thế giới phẳng đến đáng sợ như hiện nay thì, ngồi nhà, gõ phím, lướt mạng, chui mọi ngóc ngách, đọc mọi ý kiến, bạn cũng có cả một sàng, nhưng không ai đảm bảo rằng đó là “sàng khôn”.

Nhân nói chuyện “sàng khôn” và “sàng không khôn” lại nhắc nhớ tôi tới câu chuyện về nhà báo Lê Bình và phóng sự của cô cùng ê-kíp thực hiện tại Syria vừa qua. Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến là phóng sự mà cô cùng ê-kíp thực hiện trong những ngày bom lửa tại đất nước Trung Đông này. Gạt qua một bên về những sự “phân tích - bình luận” của cư dân mạng về sản phẩm của ê-kíp, chỉ cần nói đến chuyện một nhóm phóng viên kéo nhau đến một đất nước đang chiến tranh khốc liệt để làm phóng sự chiến trường thì đó cũng đã là một điều mà nói chắc không hẳn phóng viên nào cũng dám làm và làm được. Ở đây, rõ ràng thấy sự lí tưởng nghề nghiệp và chuyện lăn xả của những người làm nghề hòng mang lại cho bản thân mình đầu tiên một tác phẩm tâm đắc và kế đến là khán giả những thước phim chân thực.

Nhưng kết quả là gì: Một sự ngờ vực với tiêu chí “bới bèo ra bọ”.

Nhà báo Lê Bình trong phóng sự tài liệu

Nhà báo Lê Bình trong phóng sự tài liệu

Không nâng cao quan điểm theo dạng “xác định đi không về nếu đến đất nước đó” nhưng nếu sòng phẳng ngồi hỏi nhau rằng khi quyết định đi có sợ “bom rơi đạn lạc” không thì tôi chắc rằng, bất cứ ai trong ê-kíp cũng sẽ có đôi phần sợ hãi đó. Tàn dư của chiến tranh tại Việt Nam còn chưa hết, những dấu ấn của nó, bằng cách này hay cách khác, chúng ta vẫn tiếp cận để thấy mức độ khốc liệt, đau thương. Thế nhưng, đó là những tàn dư thuộc về một thời kì đã qua đầy hào hùng của dân tộc và giờ những nỗi ám ảnh sợ hãi của tàn dư đó được gạt qua một bên để lên đường đến với một đất nước đang đối mặt với những “tàn dư sẽ có” thì quả nhiên mức độ khốc liệt còn lớn hơn rất nhiều.

Không cần bàn cãi, đó là một quyết định dũng cảm!

Và chúng ta trả lại cho sự dũng cảm đó là gì? Những cái bĩu môi khinh miệt, những ánh nhìn đầy sự ngờ hoặc.

Vậy lại hỏi: Ê-kíp đó có xứng đáng để nhận điều đó không khi họ đã đặt mình vào những tình thế nguy hiểm để làm ra một tác phẩm truyền hình miêu tả về một mảnh đất mà đa phần chúng ta nghe thấy tên đã khiếp sợ về độ hiểm nguy đang diễn ra ở đó?

Câu trả lời không cần suy nghĩ nhiều là: Không. Họ hoàn toàn không đáng để bị ném đá về những điều như vậy. Hoàn toàn không.

Đó là thể loại phóng sự kí sự - thể loại thuộc tính chân thực nhất trong các thể loại báo chí còn bị ngờ vực, chụp mũ như vậy thì thật không biết niềm tin của chúng ta sẽ trôi đi đâu mỗi khi ngồi đối diện với màn hình tivi.

Có những “giải thuyết thần thánh” rằng đó là “chiêu bài PR” để đánh bóng tên tuổi của ê-kíp. Vậy cũng lại thưa rằng, chẳng ai đưa mình vào chỗ hiểm nguy tính mạng hòng đổi lấy danh tiếng bởi nếu rủi có chết đi thì sự danh tiếng có được đó cùng lắm cũng chỉ được in trên…Cáo phó mà thôi.

Phản biện hay…nói dựa?

Phản biện là một thuộc tính của báo chí. Những bài viết phản biện luôn là những bài viết dụng công, đầy kĩ thuật, đương nhiên nhọc công người viết. Đó là những tác phẩm báo chí đáng được vỗ tay hoan nghênh. Thế nhưng giữa “phản biện” và “nói dựa” là cả một khoảng cách lớn khác nhau. Giữa một bên có căn cứ, có tài liệu, có lập luận chứng cứ rõ ràng để phản hồi thông tin theo chiều hướng ngược lại thì nói dựa lại là một dạng nói theo…cảm hứng. Và ai trong số chúng ta cũng có thể đã từng hoặc có ý muốn “nói dựa” vài lần trong đời vì một mục đích nào đó.

Câu chuyện của nhà báo Lê Bình và phóng sự ghi chép tại Syria thuộc thể loại chính luận xã hội, còn ở lĩnh vực Văn hoá văn nghệ thì The Face - Gương mặt thương hiệu cũng là một đề tài đang bị mổ xẻ nhiều nhất hiện nay về tính “gọt dũa sắp đặt” của những người thích “ngược chiều dư luận”. Những lập luận, những bằng chứng đưa ra để chỉ ra rằng BTC và ê-kíp đã “soạn sẵn”, đã “biên kịch” và đã “bố trí” để kịch tích được đẩy lên cao trào hòng thu hút người xem, tăng rating và…tiền quảng cáo.

thefacebinghidandung-3_1469362732

Có một điều thiếu trong tất cả các ý kiến, đó là thiếu về việc đặt mình vào hoàn cảnh của người làm công tác sản xuất chương trình truyền hình. Sẽ chẳng ai bắt người xem phải lay lộn hiện trường 20/24 tiếng một ngày để đeo bám từ thí sinh đến HLV. Cũng chẳng ai bắt người xem phải vật vã hàng chục tiếng đường hồ trong phòng dựng để cắt cúp những file đã ghi hình lên đến hàng chục tiếng chỉ để lấy ra 60 phút. Và cũng chẳng có khán giả nào đủ rộng lượng và bao dung để ngồi miệt mài xem tivi từ ngày này qua tháng khác để thưởng thức lần lượt từng phút từng giây của từng thí sinh trong nhà chung. Mà dẫu cho người xem có đủ kiên nhẫn và bao dung thì sóng truyền hình quốc gia cũng không phải sóng điện thoại cá nhân để thích phát gì thì phát bất chấp khán giả có thích hay không.

Nói thế để thấy, làm ra một chương trình truyền hình phát sóng là một bộ máy đồ sộ từ lúc bấm máy quay của quay phim cho tới khi bấm bút bật tivi của khán giả. Quãng đường tưởng gần từ hai thiết bị mà cuối cùng là xa vời vợi bởi sự thực hiện, sàng lọc để có được một chương trình toàn vẹn là điều ai cũng nhắm tới, từ người sản xuất tới đơn vị phát sóng. Ai cũng muốn mỗi sản phẩm mình làm ra phải là một sản phẩm toàn vẹn, chau chuốt, có đầu có cuối, có thắt có mở nút đàng hoàng. Ở phía khán giả, ai cũng mong chờ xem một chương trình có nhiều điều để nhớ - để nói đến, dẫu là khen-chê-giận dữ-bực bội-oán trách-căm hận. Đó là cảm xúc con người, đó là điều mà mỗi một khán giả có được khi tiếp thu một sản phẩm để từ đó nảy sinh tình cảm tuỳ thuộc vào thể trạng và kiến thức từng người một.

Không ai giống ai, tuyệt nhiên là vậy!

Bộ ba giám khảo quyền lực.

Bộ ba giám khảo quyền lực The Face

Thế nhưng, từ sản phẩm tiếp nhận đó để lên án người sản xuất chương trình bằng tất cả sự miệt thị, nghi ngờ bằng những lập luận mơ hồ thì đó thật là một điều đáng thương và đáng buồn cho những người làm công tác sản xuất. Mỗi người có một chính kiến, đó là điều may mắn của cuốc sống và nhận thức, từ chuyện tiếp/ tiệm cận 1 vấn đề/ sự kiện nào đó. Thế nhưng hãy là “chính kiến” một cách theo đúng nghĩa đen của từ này. Đừng là những gì na ná đội mác “cá tính” hoặc “phản biện.

Chia sẻ

Bài viết

Đức Thành

Tin mới nhất