Giải Trí

Liệu năm nay 'Táo quân 2016' có bớt nhạt?

Chia sẻ

13 năm "Táo quân" có mặt trên sóng truyền hình, nhưng nhiều năm gần đây khán giả đã bắt đầu thấy chương trình có dấu hiệu “đuối”, nhạt... Vậy vì sao chương trình bị “đuối”, nhạt?

Sức ép làm chất lượng chương trình kém đi?

Cái sự “đuối” ấy nó thể hiện ở việc tiếng cười ngày càng nhạt, vấn đề chưa được đẩy lên cao trào, sự trào lộng bị cắt xén, hiện tượng được đưa vào câu chuyện chưa điển hình, diễn viên không có nhiều cái mới… Tuy nhiên, khán giả xem thấy nhạt thì kêu nhạt, cảm nhận có gì đó “đuôi đuối” thì kêu “đuối”… chứ thực tế chẳng ai biết được vì sao. Nếu có biết âu cũng chỉ là những lời đồn đoán nổi trôi trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn. Vậy nguyên nhân thực sự khiến Táo quân ngày càng nhạt liệu có phải vì bị đuối hoặc vì bị tác động nào đó?

tao_quan_ngay_cang_nhat_vi_chiu_qua_nhieu_suc_ep_zyvn

Liệu năm nay Táo quân 2016 có bớt nhạt?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, người đã có nhiều năm nghiên cứu về sân khấu và nghệ thuật học thì tính ưu việt của chương trình Táo quân đó là dựa vào một truyền thuyết dân gian để sáng tạo thành một chương trình truyền hình giúp người dân giã từ quá khứ một cách vui vẻ. Việc giã từ quá khứ được hình dung là sự tổng kết những vấn đề nóng trong năm dưới góc độ hài hước khiến cho câu chuyện vừa dí dỏm nhưng lại vừa có tính phê phán những sự việc tiêu cực. Điều này làm thỏa mãn những bức bối của người dân vì thế họ rất chờ đón và muốn xem.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cũng cho rằng, một vài năm trở lại đây, chương trình không mang đến nhiều thú vị như trước. Có thể do bị “cấp trên” soi nhiều quá nên êkíp không dám mạnh tay và cũng có thể do khán giả đòi hỏi ngày càng cao nên chưa đáp ứng kịp.

Đạo diễn Phạm Đông Hồng, cha đẻ của những phim hài Tết khá có tiếng ở miền Bắc chia sẻ rằng, dù là người sáng tạo ra nhiều phim hài Tết nhưng ông vẫn rất mê Táo quân. Hơn chục năm qua, dù bận đến mấy thì cứ đến tối 30 Tết là ông ở nhà chờ xem Táo quân. Thậm chí, khi mời các diễn viên đóng hài Tết là những gương mặt kỳ cựu của dàn Táo quân, ông cũng hay hỏi han để nắm tình hình. Tuy nhiên, theo đạo diễn Phạm Đông Hồng thì mấy năm gần đây chương trình này hơi đuối một chút.

“Theo nhiều nguồn tin tôi biết được thì bộ phận viết kịch bản chịu quá nhiều sức ép. Lẽ ra người ta viết thế này nó sẽ hay hơn nhưng vì có một vài cuộc điện thoại từ trên dội xuống họ lại buộc phải điều chỉnh theo hướng khác. Sức ép từ trên xuống khiến mọi người phải tiết chế lại, còn phía trên là trên nào thì tôi không rõ. Mọi năm tôi có hỏi một số diễn viên trong dàn Táo quân là năm nay chương trình sẽ như thế nào, diễn viên kể năm nay sẽ như thế này, như thế kia… nhưng khi xem lại không có những điều như diễn viên kể, tôi không biết những cái đó đi đâu hết. Tất nhiên, đây là chương trình phát trên đài quốc gia, có hàng triệu khán giả xem nên cần phải có sự định hướng nhưng nếu định hướng chặt chẽ quá sự sáng tạo sẽ bị hạn chế. Vì vậy, chất lượng của chương trình phần nào đó kém đi”, đạo diễn Phạm Đông Hồng chia sẻ.

MC Thảo Vân, người đã đồng hành với chương trình này rất nhiều năm qua cũng chia sẻ, chất lượng của Táo quân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là kịch bản. Kịch bản của Táo quân có năm hay, có năm chưa hay. Lý do còn nằm ở “chất liệu” là các sự kiện xã hội xảy ra trong năm đó. Chưa kể, Táo quân còn chịu sức ép từ nhiều phía. Khán giả chỉ là một trong số những sức ép mà những người thực hiện Táo quân phải đối diện.

Không nên né tránh bởi né cũng chẳng được

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải từng chia sẻ rằng, Táo quân xuất hiện trên sóng VTV từ năm 2013 cho đến nay đã 13 số. Nếu chương trình không hấp dẫn, thú vị và không có nhiều đổi mới… chắc chắn sẽ không giữ được cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, theo vị đạo diễn được xem là “linh hồn” của Táo quân thì việc đánh giá sự hay dở của một bộ phim hay một bản nhạc còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý và trạng thái ở thời điểm thưởng thức. Bản thân người xem sẵn có những ác cảm hoặc định kiến thì dù bản nhạc hoặc bộ phim có hay đến mấy cũng khó mà hấp dẫn được.

tao2_eoho

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải (vest đen) cùng dàn diễn viên tham gia Táo quân.

Đồng quan điểm, NSND Khải Hưng- “cha đẻ” của Táo quân cho rằng, sở dĩ Táo quân bị giảm nhiệt là do thời điểm ngày nay, sự phát triển của mạng xã hội và các trang báo điện tử khiến cho thông tin được phổ cập một cách tường tận đến từng người dân. Trong khi đó, Táo quân lại là chương trình làm sau mang tính tổng kết của một năm nên khi xem những vấn đề khán giả đã biết có thể họ sẽ không cảm thấy hấp dẫn nhiều.

Táo quân là chương trình mang lại tiếng cười hóa giải vào dịp cuối năm vì thế những câu chuyện, sự việc, hiện tượng… được đề cập đến trong chương trình hoàn toàn là chuyện cũ, đã được giải quyết rồi. Nhưng vì được nhắc lại hoặc làm mới bằng gốc độ hài hước nên mọi người vẫn muốn xem. Tuy nhiên, cái khó là đã nói sau thì phải nói như thế nào cho hay, cho thú vị.

Nhiều năm gần đây, những chuyện nhạy cảm người ta còn biết tường tận hơn những năm trước đây rất nhiều vì có sự ra đời của mạng xã hội. Từ cái mạng xã hội này mà người ta đâm ra thấy vấn đề của Táo quân cũ đi, nhạt đi. Nhưng thực tế thì vì họ nghe quá nhiều người nói đến vấn đề đó trên mạng xã hội nên họ không còn hứng thú với nó nữa. Bên cạnh đó, Táo quân cũng không thể đi theo ý của khán giả được. Có thể năm nay đưa chuyện này thì năm sau đưa chuyện kia. Tôi thì thấy mấy năm gần đây Táo quân hát hơi nhiều mà hát là trò chứ không phải tích. Tích là những câu chuyện, sự việc, hiện tượng… lại không có mấy. Mà trò lại là thế mạnh của anh Đỗ Thanh Hải nên Táo quân chưa bao giờ hết sự thú vị.

Với tư cách là khán giả xem chương trình, tôi thấy format Táo quân năm nào cũng như nhau vì mỗi năm đều có những vấn đề riêng. Có những vấn đề nên đưa ra thì có lợi cho đất nước và có những vấn đề không nên đưa ra vì không có lợi cho ai cả nên kịch bản không có là chuyện đương nhiên. Còn nói do sức ép từ “thế lực” nào đó mà khiến cho chương trình bị giảm nhiệt theo tôi là không có.

Việc cắt các đoạn trong Táo quân cũng thế. Cắt là vì nó quá dài mà chiếu trên truyền hình thì chỉ có thời lượng nhất định. Thêm vào đó, nhận thức chính trị của những người quản lý, họ thấy cần phải đưa có liều lượng thì dĩ nhiên phải cắt thôi.

tao3_sijc

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải (vest đen) cùng dàn diễn viên tham gia Táo quân.

Tôi nghĩ Táo quân xưa nay sức chiến đấu vẫn rất cao. Và theo tôi, tất cả các vấn đề nóng hổi trong năm đều có thể đưa được vào Táo quân dưới gốc độ trào lộng. Bằng cái tài, cái khéo của đạo diễn, diễn viên làm sao để những câu chuyện, sự việc, hiện tượng đó làm cất lên tiếng cười hòa giải là được. Tôi nghĩ không nên né tránh bởi nếu né cũng chẳng né được… ”, NSND Khải Hưng nói.

Theo đạo diễn Khải Hưng thì kịch bản của Táo quân trước đây không có tác giả cụ thể bởi nó là tác phẩm sáng tạo của một tập thể. Cả đạo diễn lẫn diễn viên trong quá trình tập nảy sinh ý tưởng này, ý tưởng kia… và cứ thế bồi đắp cho kịch bản sinh động. Thường trong các buổi tập bao giờ cũng có ít nhất là vài người thư ký, cứ có ý tưởng gì là ghi vào ngay.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất