Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh được xem là một trong những diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt. Năm 1994, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Và mãi tới tận 20 năm sau (2019), ông mới chính thức được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Ở ngưỡng hơn 90 tuổi, sức khỏe của nam nghệ sĩ ngày càng yếu hơn. Lúc được trao tặng bằng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nam nghệ sĩ được người nhà đưa đến. Ông bước đi run rẩy và cúi đầu chào khán giả 3 lần. Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh là người duy nhất được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao cái ôm nồng nhiệt trên sân khấu.
Con gái của nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh từng chia sẻ: "Cụ sống rất chân thành giản dị thôi, được phong tặng cụ vui lắm mà không có cụ cũng vẫn vui. Nhưng khi biết được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, cụ rất vui và khoẻ lên nhiều. Cụ còn bất ngờ khi được Thủ tướng ôm khích lệ ngay trên sân khấu". Và khi nhận được danh hiệu cao quý này, ông thấy khỏe hơn rất nhiều.
Thời điểm nam nghệ sĩ gạo cội đón nhận danh hiệu, ông còn muốn tự mình đi xe ôm tới Nhà hát lớn bởi không muốn tự mình làm phiền hà con cháu. Những năm vừa qua, nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh cũng yếu đi nhiều, mắt phải đã hỏng, còn thị lực mắt trái chỉ còn 30%.
Đến hiệu tại, khán giả thực sự không nhớ nổi nam nghệ sĩ Trần Hạnh đã tham gia bao nhiêu vai diễn, bao nhiêu bộ phim. Khán giả chỉ nhớ rằng, nam diễn viên gạo cội luôn đóng với những vai diễn khắc khổ, ông lão hiền từ, người nông dân chất phác. Khán giả vẫn quen gọi nam nghệ sĩ là "lão nông Trần Hạnh". Và nhiều người còn đặt cho ông cái tên - người ông quốc dân.
Năm 16 tuổi, nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh làm nghề đóng giày. Ban ngày đi đóng giày, tối đến đi tập kịch ở CLB Thanh Niên. Thời điểm đó, khi thấy ông diễn kịch duyên dáng nên có người đã giới thiệu ông về Đoàn kịch Hà Nội (sau này là Nhà hát Kịch Hà Nội). Đó là năm 1959, lúc đó ông đã 30 tuổi.
Năm 1989, nam nghệ sĩ và không diễn kịch nữa. Ông tham gia đóng phim truyền hình. Bắt đầu từ những năm 1990, Trần Hạnh được đông đảo khán giả biết đến qua sóng truyền hình.
Thời điểm trước, rất nhiều thông tin rằng Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh về già có cuộc sống khó khăn. Thế nhưng, ông đã vui vẻ phủ nhận thông tin đó. Nam nghệ sĩ gạo cội chia sẻ rằng “Tôi thấy mình trông lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống thì hơn bao nhiêu người. Đừng nhìn tôi khổ mà nói không được cái gì. Tôi lãi nhiều chứ. Làm diễn viên, tôi được hiểu nhiều, biết nhiều, được nhiều tình cảm quý mến. Mà tình cảm con người với tôi mới là điều làm tôi mừng”.
Đam mê sân khấu kịch, thế nhưng khi chuyển qua phim truyền hình thì khán giả mới nhớ tới nam nghệ sĩ nhiều hơn. Ở tuổi 60, ông để lại dấu ấn trong lòng người xem bởi loạt vai khắc khổ trong các phim Truyện cổ tích tuổi 17, Người cầu may, Chiếc bình tiền kiếp, Hãy tha thứ cho em, Ngõ lỗ thủng...
Ông thích vai Bình trong Truyện cổ tích tuổi 17 (1988) - một ông bố đơn thân, nuôi con sau khi vợ mất. Trở về từ chiến trường, ông Bình tâm lý, điềm tĩnh, cho con gái nhiều lời khuyên khi cô trót phải lòng một chiến sĩ trẻ ở tuổi 17. Vai ông Thuật trong Kẻ không cầu may (2000) cũng khiến Trần Hạnh day dứt. Vào vai người đàn ông bị nhà máy xe đạp sa thải, hành nghề bơm vá kiếm tiền qua ngày, khao khát đổi đời nhờ một chiếc vé số, ông lột tả được tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của người lao động thời bao cấp.
Những năm tháng cuối đời, nam nghệ sĩ nhận được lời mời đóng phim, thế nhưng do sức khỏe không đảm bảo nên ông đành từ chối. Thỉnh thoảng, con dâu vấn đọc kịch bản cho ông nghe để khuây khỏa và bớt nhớ nghề.