Người mẫu - Hoa hậu

5 họa tiết cũ rích nhất cuộc thi National Costume cho Khánh Vân: Hoa sen, chùa Cầu quá 'nhàm chán'

Hương Bi
Chia sẻ

Khán giả đã quá quen thuộc tới mức nhàm chán những họa tiết hoa sen, con Cò, chùa Cầu trong từng mẫu thiết kế cho Khánh Vân.

Mục đích chính của cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân tại cuộc thi Miss Universe 2020 là phát hiện ra một bản vẽ độc đáo, ý tưởng mới lạ để thực hiện đầy đủ vai trò chuyên chở tinh hoa văn hóa dân tộc Việt đến với bạn bè quốc tế. 

Đồng ý quan điểm khi ban tổ chức "đóng đinh" sẵn chủ đề tôn vinh tà áo dài ngay từ đầu ít nhiều bó buộc, giới hạn trong việc phác thảo ý tưởng của các nhà "thiết kế trẻ", cộng thêm việc đẩy cao, ôm đồm quá nhiều họa tiết liên quan đến hoa sen, con Cò, chùa Cầu khiến khán giả có phần "nhàm chán", thậm chí "bỏ lơ" sự chú ý với những ý tưởng trùng lặp. 

Có lẽ sau sức hút quá ấn tượng từ "Nàng Mây", "Bánh Mì', sức nặng đè lên đôi vai của các "hậu duệ" đi sau rất lớn, đặc biệt khi khái niệm về National Costume được "cởi trói" đồng nghĩa với việc khán giả yêu cái đẹp muốn nhìn những bản vẽ dành cho Khánh Vân phải làm khác đi những bộ trang phục dân tộc đi trước. 

Cùng SAOstar điểm lại 5 họa tiết chính trong số hơn 200 bản vẽ tại cuộc thi năm nay.

Hoa sen

Hoa sen đã được tôn vinh như là quốc hoa của Việt Nam. Điều đó hoàn toàn xứng đáng vì đây là loài hoa vừa có sắc, có hương và mang nhiều giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt. Khi xâm nhập vào thế giới nghệ thuật, dưới con mắt của cái nhìn thời trang, hoa sen càng có ý nghĩa biểu tượng cực kì cao và trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế trong việc sản sinh ra những bộ trang phục dân tộc cho người đẹp Việt đi thi quốc tế.

uThùy Tiên từng mang đến cuộc thi Miss International 2018 bộ áo dài lấy cảm hứng từ hoa sen.
Hoàng Hạnh cũng tạo được tiếng vang với bộ trang phục dân tộc mang tên gọi "Liên chiến hoa".

Chính vì sự quá quen thuộc xuyên suốt hơn 2 thập kỉ với sự xuất hiện quá nhiều những bộ áo dài lấy cảm hứng từ hoa sen, khán giả lại tiếp tục bị "ứ đọng", "phân tán tầm nhìn" khi chứng kiến quá nhiều những bản vẽ tại cuộc thi năm nay được tô vẽ, điểm xuyết bằng những bông hoa sen đồ sộ với mật độ dày đặc.

Mặc dù được giá là một thiết kế độc đáo, màu sắc toát lên vẻ quyền lực nhưng khán giả vẫn nhớ đến "Ngọc Thiên" là tác phẩm có sự can thiệp của hoa sen.
"Sen" hiện lên đúng nghĩa của một quốc hoa của Việt Nam. Từ việc bông hoa khổng lồ cho đến chi tiết phần thân áo chằng chịt. 
"Phụng liên" cũng rơi vào tình huống tương tự. 
Quay trở lại ở mùa giải này, khán giả cần nhìn thấy nhiều hơn ở tác giả trẻ Vũ Hương Giang khi vẫn quá an toàn với thiết kế "Cô gái và hoa".
"Liên vũ" rất được lòng khán giả bởi hiệu ứng và bố trí chi tiết rất phù hợp.

Với việc cố nhồi nhét quá nhiều hoa sen lên từng bộ trang phục, điều này vô tình tạo ra phản ứng ngược bởi sẽ gây rối mắt và làm giảm đi tiêu chí của cuộc thi là tôn vinh đường cong của hoa hậu Khánh Vân. Không chỉ các bạn trẻ tay ngang mà kể cả những thiết kế ở bảng Allstar cũng đều vấp phải lỗi này. 

Tức là khán giả không khước từ sự có mặt của họa tiết hoa sen tại chặng đua năm nay, nhưng có lẽ fan sắc đẹp muốn nhìn thấy một sự cách tân, đổi mới về "quốc hoa" hơn là sự ôm đồm, mô phỏng với những tên gọi đã cũ cả về câu chuyện lẫn cách bài trí, phối màu của các tác phẩm Hoa sen, Sen, Sen Việt. 

Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu là một biểu tượng mang đậm dấu ấn lịch sử và giàu bản sắc văn hóa của Hội An. Xuyên suốt một chiều dài lịch sử xưa là thương cảng sầm uất mà nay đã đi vào hoài cổ, Hội An vẫn lung linh huyền ảo và giàu tính phồn hoa và ước lệ. Hiểu được giá trị cao cả đó, những mẫu thiết kế như: Phố Cổ, Huyền đăng hội đã ra đời và nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả.

"Phố Cổ" từng bị lỡ hẹn khi không được mang đi thi quốc tế.
"Huyền đăng hội" chính là trang phục dân tộc của Kiều Loan tại Miss Grand International 2019.

Do tính đặc thù về kết cấu nên chùa Cầu đa số chỉ được mô phỏng thành chiếc mấn đội đầu trên từng bộ trang phục, nên tất cả những bản vẽ tại cuộc thi năm nay vô tình vấp phải những phản ứng trái chiều như đạo nhái, copy ý tưởng. Có lẽ việc Huyền đăng hội đã quá thành công nên các bạn trẻ đã cố tình nhấn nhá và thêm thắt, thậm chí biến tấu thành những tên gọi như mang âm hưởng na ná như: Hội An huyền diệu, sắc màu Hội An.

Mặc dù thiết kế này chưa đạt đến độ hoàn hảo về đường nét và phối màu nhưng "Hội An huyền diệu" từng nhận rất nhiều gạch đá vì copy giữa "Phố Cổ""Huyền đăng hội".
Vẫn là chiếc mấn đội đầu quá quen thuộc và quá nhàm chán.
Ngay cả những bản vẽ với sự góp mặt của các thí sinh ở bảng Allstar cũng không tạo được sự khác biệt quá nhiều. 
"Lai viễn kiều" thực chất là một tên gọi khác của Chùa Cầu. 

Không quá đòi hỏi về một sự kì công của một bản vẽ với ý tưởng mới toanh nhưng có lẽ khán giả trông chờ nhiều hơn về một nét đẹp văn hóa khác, vì đơn giản chúng ta không đi tìm kiếm một "Huyền đăng hội" thứ 2. 

Cò 

Mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, cần cù. Ngoài ra, con cò còn mang một vẻ đẹp thanh thoát, nét dịu hiền đằm thắm. Nhưng tại cuộc thi năm nay, khán giả lại không dành cho những thiết kế mang âm hưởng từ con cò một sự ưu ái quá lớn, bởi lẽ các "bản vẽ" chưa tách khỏi sự rạch ròi giữa hai hình tượng cò và hoa sen. 

Phần đông khán giả sẽ mặc định cò không còn là đề tài quá mới mẻ để háo hức và chờ đợi, trong khi đó việc kết hợp một cách trùng lặp với hình ảnh hoa sen khiến rất nhiều những thiết kế trở nên nhàm chán. Và ngẫu nhiên tại cuộc thi năm nay, những thiết kế lấy cảm hứng từ cò nhận được sự ủng hộ rất thấp. 

Phượng rồng

Ngoài họa tiết con cò thì hình ảnh rồng phương Đông uy nghiêm quyền lực và chim phụng vỗ cánh bay cao cũng là 2 hình ảnh trở nên quá quen thuộc tại cuộc thi năm nay. Tuy nhiên, cả 2 đề tài này cũng chịu chung số phận với cò và hoa sen. 

"Rồng thăng thiên" làm khán giả ít nhiều liên tưởng đến thiết kế "Vùng đất chín rồng" tại cuộc thi năm ngoái. 
"Nữ quyền" cũng bị đánh giá rất thấp ở  cách phối màu không hài hòa, chưa kể rồng đã trở nên quá quen thuộc khi Thúy Vân, Tường San từng mang họa tiết này đi chinh chiến. 

Thế mạnh của việc đưa hình ảnh chim phụng vào trong các thiết kế đó chính là tạo được hiệu ứng vỗ cánh đồ sộ và hút sân khấu khi trình diễn. Nhưng khán giả lại thấy quá "bội thực" khi các bản vẽ lần lượt bị đóng khung bởi cùng một ý tưởng.

Cá chép hóa rồng

Cá chép hóa rồng là hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua nhiều tác phẩm như tranh ảnh. Là biểu tượng của sự kiên trì, bền bỉ vượt lên chính mình và cả sự may mắn, vạn sự như ý. Cho nên cá chép được coi như rồng - một con vật linh thiêng cao quý. Đó chính là lí do câu chuyện cá chép vượt thác Vũ Môn trở nên được lòng các bạn trẻ tại cuộc thi năm nay. 

Mục đích cuối cùng của cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho Khánh Vân là phát hiện ra một tác phẩm hoàn toàn mới lạ nhưng vẫn đúng chủ đề tôn vinh đường cong của Khánh Vân. Tuy nhiên, thông qua hơn 200 mẫu thiết kế, khán giả vẫn chưa thật sự đã mắt với những gì họ kì vọng. 

Hoa sen, cò, chùa Cầu... không phải là sự lựa chọn của số đông khi các mẫu thiết kế này còn quá an toàn. Cộng với việc chắp vá ý tưởng của các bộ trang phục đi trước càng khiến sức hút nó trở nên thuyên giảm. Hãy theo dõi SAOStar để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về hành trình chuẩn bị của Khánh Vân tại Miss Universe 2020.

Chia sẻ

Bài viết

Hương Bi

Thiết kế

Yến Võ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất