Giải Trí

Khi guồng quay K-pop ‘bóp chết’ mọi thứ của thần tượng hậu chấm dứt hợp đồng

Trang Ly
Chia sẻ

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi, sau khi thần tượng của mình chấm dứt hợp đồng với các công ty quản lý, vì sao họ lại ít xuất hiện hơn?

Vào năm 2014, các fan của Girls' Generation đã hẳn đã “thức giấc” với tin tức cực kỳ sốc rằng Jessica - một trong chín thành viên của nhóm nhạc nữ K-pop nổi tiếng đã rời nhóm. Tin tức này gây ra một loạt các tin đồn và suy đoán và nhiều người lo sợ rằng, nhóm nhạc thần tượng này sẽ tan rã giống như lịch sử của nhóm nhạc thế hệ thứ 2.

Trước đó, Girls' Generation đã hoàn toàn định nghĩa một thế hệ K-pop và là cái tên luôn được nhắc tới với danh xưng nhóm nhạc nữ hàng đầu tại Hàn Quốc. Do đó, sự ra đi của Jessica không chỉ là một nốt lặng dành cho các thành viên SNSD mà còn để lại nhiều sự hụt hẫng cho người hâm mộ.

Ngay sau đó, tin đồn và suy đoán lan rộng như một trận hỏa hoạn mà không thể dập tắt được. Nhiều người cáo buộc rằng, Jessica ra đi là do một số thành viên bắt nạt. Một số bị cáo buộc các thành viên bắt nạt Jessica. Một số người đổ lỗi cho mối quan hệ của Tyler Kwon và Jessica đã khiến nữ ca sĩ phải chia tay nhóm nhạc đã gắn bó với mình.

Một số người đổ lỗi cho việc kinh doanh thời trang của Jessica. Thế nhưng, mọi thứ vẫn chỉ là tin đồn, vẫn chỉ là sự cố chấp của khán giả đổ lỗi cho sự ra đi của Jessica mà thôi. Và chính thức năm 2015, “nữ hoàng băng giá” rời khỏi SM Entertainment.

Và năm 2016, Jessica trở lại dưới một công ty mới - Coridel Entertainment và cô phát hành album solo đầu tiên của cô - With Love J với ca khúc chủ đề Fly. Ca khúc đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía người hâm mộ sau một quãng thời gian đợi chờ thần tượng của mình.

Thế nhưng, người hâm mộ có để ý rằng, tại sao chúng ta không thấy Jessica xuất hiện nhiều trên các chương trình truyền hinh? Không chỉ ở trên các kênh truyền hình lớn ở Hàn Quốc, nữ ca sĩ cũng đã không xuất hiện trên các chương trình âm nhạc lớn khi cô rời SM. Trong thực tế, Jessica đã đưa ra một câu trả lời khó hiểu cho câu hỏi của một fan hâm mộ rằng, vì sao cô lại không xuất hiện trên sóng truyền hình nữa.

Một câu trả lời của Jessica khiến người ta băn khoăn về tình trạng hiện tại của các hợp đồng thần tượng và các công ty quản lý của họ. Một điều cần phải được nhiều người biết đến rằng, Jessica rời khỏi SM Entertainment không liên quan đến vụ kiện nào khác. Ở đây, nó khác xa với thủ tục pháp lý với TVXQ trong năm 2009 và với EXO vào năm 2014 . Kết quả của những vụ kiện này chính là sự rời đi của các thành viên trong nhóm.

Thay vào đó, sự ra đi của Jessica chỉ là hợp đồng của cô với SM Entertainment đã hết hạn và đơn giản rằng, cô không muốn gia hạn hợp đồng của mình với công ty. Vì lý do gì lại không gia hạn? Chắc chắn sẽ có một ngày chúng ta nhận được câu trả lời từ phía Jessica.

Có nhiều ý kiến cho rằng, chắc chắn sau khi kết thúc hợp đồng với SM và rời khỏi SNSD, Jessica đã ký một thỏa thuận nào đấy. Tuy nhiên, thực tế là một hợp đồng với một công ty mạnh có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của Jessica trên các chương trình âm nhạc. Một câu hỏi được đặt ra rằng, liệu hợp đồng đang được các công ty ký kết hiện nay có quá nhiều quyền lực phù hợp với quy định hiện nay không?

Trong năm 2017, Ủy ban Thương mại công bằng Hàn Quốc đã thông qua việc điều tra các cơ quan giải trí như SM Entertainment, YG Entertainment và JYP Entertainment và sửa đổi các điều khoản áp dụng cho các hợp đồng thần tượng. Những điều khoản này chủ yếu liên quan đến việc huỷ bỏ hợp đồng, các tác động tài chính cho đến các tác động pháp lý. Điều này đã làm thay đổi đối với các quy định hợp đồng được đưa ra trong năm 2009 sau các vụ kiện TVXQ. Thời hạn hợp đồng kéo dài trong vòng 7 năm thay vì 13 năm như ban đầu.

Có thể nói, việc các công ty cấm các thần tượng ký hợp đồng với các công ty khác ngay cả khi họ đã chấm dứt với các cơ quan cũ là có thật. Trong khi câu chuyện về hợp đồng nô lệ ít xuất hiện trong cuộc trò chuyện ngày nay thì các cuộc trò chuyện giữa người hâm mộ và người trong nền công nghiệp giải trí đều ám chỉ về sức mạnh “hủy diệt” lớn liên quan đến hợp đồng của các thần tượng.

Ví dụ, các cuộc đàm phán về lịch trình comeback không chỉn chu của TWICE, khiếu nại của người hâm mộ về thần tượng giống như của Jeon So Mi - người vừa rời JYP Entertainment mà không bao giờ chính thức ra mắt đã ngầm tiết lộ “bàn tay quyền lực” của các công ty quản lý.

Mặc dù điều quan trọng ở đây là việc các công ty quản lý này đã đầu tư vô cùng nhiều chất xám cũng như nhiều nhân lực cho một nhóm nhạc, 1 thần tượng để đến ngày họ thành công mà chưa kể đến những năm đào tạo, cố vấn và phát triển cần thiết để ra mắt một nhóm hoặc nghệ sĩ mới. Sức mạnh của các công ty này còn lớn hơn nữa khi mọi thứ như cuộc sống, sự nghiệp của các thần tượng cũng đều bị họ chi phối, nắm giữ.

Điều đặc biệt mà nhiều người vẫn nhắc đến chính là, các công ty quản lý đang cố gắng lạm dụng điểm này để ngăn chặn nghệ sĩ phát triển sự nghiệp riêng của họ. Jessica không thể biểu diễn trên các chương trình ca nhạc, bất kể lý do gì và rõ ràng sự nghiệp solo của cô đã bị “bóp nghẹt”.

Với việc K-pop trở thành hiện tượng toàn cầu và sức ảnh hưởng của nó mỗi ngày một lớn hơn thì những tổ chức như Ủy ban Thương mại Công bằng nên có hướng đi mới hướng tới việc cải thiện luật lao động và quy định của các công ty giải trí. Ở cốt lõi, thần tượng bắt đầu cuộc hành trình của họ với một giấc mơ chia sẻ âm nhạc và xa hơn với người hâm mộ. Chính vì thế, ước mơ đó không nên bị chà đạp bởi các hợp đồng nô lệ hoặc một công ty nào đấy.

Chia sẻ

Bài viết

Trang Ly

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất