Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Giải trí & TV Show

BB Trần, Huỳnh Lập và các nghệ sĩ trẻ khuấy động ngày xuân với show hài độc thoại Tết đầu tiên tại Việt Nam

Hài độc thoại (stand-up comedy) đã xuất hiện tại nhiều quốc gia với nhiều tên gọi khác nhau từ nhiều thế kỷ qua. Trên thế giới, loại hình hài kịch độc đáo này có riêng cho nó những chương trình đặc sắc, những sân khấu tiếng tăm và những tên tuổi lẫy lừng.

Tại Việt Nam, sau hơn một thập kỷ làm quen qua những show diễn nhỏ lẻ, đến nay, có thể nói rằng giới hài độc thoại đã bắt đầu tìm được cho mình một chỗ đứng nhất định.

Hài độc thoại - dễ mà khó

Nói hài độc thoại là loại hình hài kịch độc đáo vì nó hầu như không có yếu tố biên tập nội dung, kịch bản hay được dàn dựng trước. Người nghệ sĩ đứng trước đám đông, trực tiếp trò chuyện với khán giả, lôi kéo tiếng cười thông qua những câu chuyện của mình.

Hài độc thoại dễ vì không có kịch bản gò bó, không cần hóa trang hay ngoại hình đẹp, chỉ cần sáng tạo ra những miếng hài gây cười. Tuy nhiên, hài độc thoại cũng rất khó, nếu không muốn nói là cực kỳ khó. Khi không có những màn tung hứng được dàn dựng sẵn, nghệ sĩ phải chủ động làm chủ hình thể và từ ngữ để khiến khán giả bật cười trong thời gian ngắn. Đôi khi trong hài kịch, ranh giới giữa “có duyên” và “vô duyên” rất mong manh, nên mọi câu đùa đều phải được lựa chọn cẩn thận nếu không sẽ bị quy vào “nói nhảm” hoặc dung tục.

Kevin Hart hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề sau scandal kỳ thị LGBT trên Twitter.

Chủ đề của hài độc thoại thì bất tận (hoặc đã từng là vậy). Trong một thế giới đang ngày càng trở nên nhạy cảm và nhiều nguyên tắc, luật lệ, giới hài độc thoại đang đứng trước một cuộc chia rẽ sâu sắc khi hàng loạt tên tuổi lớn như Kevin Hart, Louis CK hay Nanette trở nên điêu đứng chỉ vì một phút… “lỡ lời”.

Tuy nhiên, như nghệ sĩ hài James Meehan đã khẳng định: “Điều đặc biệt ở hài độc thoại là anh có thể nói đùa về tất cả mọi chuyện. Không có gì là không thể đùa.” Vấn đề ở đây là, anh nói về chuyện đó như thế nào.

Trang Sustainable Stand Up đã trả lời cho câu hỏi này, “Hài hay nên truyền cảm hứng cho chúng ta hình dung về những sự thay đổi tích cực. Bằng cách pha trộn giữa thực tế, những khao khát thay đổi với các yếu tố gây cười, rồi kể lại tất cả bằng lòng trắc ẩn, chúng ta sẽ giúp mọi người bật cười và suy nghĩ về những khía cạnh mới mẻ mà không cảm thấy bị công kích.”

Sự phát triển chậm rãi nhưng vững chãi của hài độc thoại ở Việt Nam

Câu hỏi trên cũng là trăn trở khôn nguôi của những người yêu hài độc thoại ở Việt Nam suốt hơn một thập kỷ qua. Được du nhập vào Việt Nam bởi một số người nước ngoài nói tiếng Anh, hài độc thoại len lỏi vào các bar, pub, phố Tây, hay quán cà phê nhỏ… rồi dần dần xuất hiện trên các game-show như Vietnam’s Got Talent, Thách thức Danh hài, Đấu trường Tiếu lâm với vài cái tên đáng chú ý như Dưa Leo, nhóm S.U.C.7 hay Tuấn Kiệt. Mới đây, bức tranh toàn cảnh của sự nỗ lực ấy đã được khắc họa phần nào qua con mắt các nhà báo quốc tế khi thời báo New York Times dành hẳn một bài viết cho sự phát triển của hài độc thoại ở Việt Nam, với những thông tin đầy khích lệ.

Tuấn Kiệt với phần thi hài độc thoại xuất sắc trong Đấu trường Tiếu lâm. Ảnh chụp màn hình.

Tuy nhiên, một phần lớn trong bức tranh phát triển này vẫn nghiêng về cộng đồng diễn hài bằng tiếng Anh, và nếu như câu hỏi “Thế nào là một vở hài độc thoại hay?” nhức nhối với hài tiếng Anh 1, thì nó khó nhằn với hài tiếng Việt 10. Phần vì loại hình hài kịch này hoàn toàn mới mẻ với văn hóa nước ta, phần vì “phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp Việt Nam”.

Đề tài hạn hẹp, ngôn ngữ đa sắc diện, giữa hài độc thoại và khán giả đại chúng còn nhiều rào cản, vậy thì cái tài của người nghệ sĩ nằm ở đâu? Chính là ở việc tìm ra cách nhìn mới ở những chuyện cũ, và “giúp mọi người bật cười và suy nghĩ về những khía cạnh mới mẻ mà không cảm thấy bị công kích”.

Từ đường phố bước lên sân khấu truyền thông với Tet Talks - series hài độc thoại ngày Tết đầu tiên ở Việt Nam

Khó là vậy nhưng thật bất ngờ khi năm nay, Vua Bia Budweiser lại chọn thể loại hài độc thoại đầy thách thức này để truyền tải thông điệp Tết.

Giữa muôn vàn chiến dịch rầm rộ, Budweiser quyết định tung ra series hài độc thoại Tet Talks, quy tụ toàn những gương mặt trẻ đang lên: BB Trần, Huỳnh Lập, Sam và Tuấn Kiệt. Đây sẽ là lần đầu tiên loại hình độc đáo này trở thành tâm điểm ngày Tết, nhờ lựa chọn đầy táo bạo và nhiều tham vọng nhưng đậm chất Vua Bia.

Poster chính thức của series hài Tet Talks - sản phẩm của sự kết hợp giữa Vua Bia Budweiser và BB Trần, Huỳnh Lập, Sam, Tuấn Kiệt.

Series hài độc thoại Tet Talks xoay quanh chủ đề muôn thuở: những câu hỏi khó Tết nào cũng có nhưng ai cũng phải nhăn nhó! Nghe thì tưởng cũ, nhưng không quẩn quanh than thở thở than, Budweiser hứa hẹn mang đến giải pháp thật “Bud”, thật chất.

Qua góc nhìn của chính những nghệ sĩ hài trẻ, những người “trong cuộc”, Tet Talks tái hiện hàng loạt các tình huống đời thường một cách thật vui nhộn, hài hước nhưng không hề rập khuôn, bó buộc trong lề thói cũ kỹ.

Một Huỳnh Lập hoạt ngôn, một BB Trần đáo để, một Sam duyên dáng và một Tuấn Kiệt điềm tĩnh chắc chắn sẽ không làm người xem thất vọng trước muôn vàn sắc thái đối đáp mà họ mang đến.

Tết này, Vua Bia Budweiser bắt tay cùng các nghệ sĩ hài BB Trần, Huỳnh Lập, Sam và Tuấn Kiệt để ra mắt series hài Tết độc thoại đầu tiên tại Việt Nam mang tên Tet Talks, hứa hẹn sẽ mang đến những tràng cười bất tận và giúp mọi người dễ dàng trò chuyện cùng nhau!

Đừng quên “Khui bud, khơi chuyện, khai xuân” và đón xem series Tet Talks tại trang Budweiser https://www.khuibudkhaitet.com

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T.H

Được quan tâm

Tin mới nhất