Có gì trong ly trà sữa - 'nhân vật' gây nghiện giới trẻ suốt thời gian qua?

Trúc Nguyên
Chia sẻ

Vị ngọt của trà sữa đã “xâm chiếm” khẩu vị và gây nghiện cho các tín đồ ẩm thực. Vậy đã là một trà sữa-holic, liệu bạn đã tìm hiểu hết những bí mật thú vị của chúng chưa?

Trà sữa hiện nay được xem là “thức uống quốc dân” bởi chúng được ưa chuộng ở hầu hết mọi lứa tuổi. Từ các cô cậu học sinh đến tầng lớp nhân viên văn phòng đều chọn hương vị thơm ngon của những ly trà sữa để nhâm nhi giữa những giờ giải lao. Dần dần, vị ngọt ấy đã “xâm chiếm” khẩu vị và gây nghiện cho các tín đồ ẩm thực. Vậy đã là một trà sữa - holic, liệu bạn đã tìm hiểu hết những bí mật thú vị của chúng chưa?

Nhắc đến nguồn gốc thì chắc hẳn ai cũng dễ dàng trả lời “Trà sữa đến từ Đài Loan chứ gì!”, nhưng mấy ai lại tường tận được quá trình “khai sinh” của loại thức uống dễ gây ghiện này.

Phát minh mang tính chất ngẫu nhiên của món trà sữa được ra đời vào năm 1980. Cô Lin Hsiu Hui, nhà quản lý sản phẩm của một cửa hàng trà tại Đài Loan, đã nãy ra ý tưởng pha sữa vào các ly trà đá và uống trong một buổi họp tẻ nhạt. Không ngờ hương vị mới lạ và hấp dẫn này đã được ưa chuộng và cho vào menu của cửa hàng. Và từ đó trở thành một thức uống phổ biến như hiện nay.

Công thức pha chế ban đầu của trà sữa rất đơn giản. Đó là sự kết hợp hương vị của trà, sữa và vị ngọt từ đường. Cái tên nguyên bản của loại thức uống này là Trà sủi bọt, bởi vẻ ngoài của ly trà sữa lúc nào cũng có những lớp bọt bong bóng nổi trên bề mặt. Đó xuất phát từ việc lắc mạnh để hoà quyện các thành phần lại với nhau.

Trà sữa trân châu không ngừng mở rộng ở Châu Á, lan sang cả Bắc Mỹ và nhiều nước khác. Học sinh Mỹ uống Trà sữa trân châu sau giờ học, học sinh Trung Quốc chen chân ở các quầy hàng yêu thích sau khi tan trường. Hình ảnh Trà sữa trân châu đã trở nên ngày càng quen thuộc. Khi trào lưu ngày càng mạnh, các hương vị trái cây được đưa vào thứ đồ uống này tạo nên sự kết hợp đặc biệt. Đa số Trà sữa trân châu ở Châu Á được kết hợp cùng trà và các vị trái cây khác nhau. Ở Mỹ và Australia, người ta lại thích uống chỉ hương vị trái cây đánh với sữa tạo nên những màu sắc khác nhau và được tô điểm thêm bởi những hạt trân châu lắng ở đáy cốc.

Với hương vị thơm ngon, dễ uống và cũng dễ gây nghiện, chiếc passport của trà sữa đã được đóng dấu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trà sữa có mặt trong thực đơn của khắp các châu lục, đặc biệt là các bạn trẻ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… và không thể kể đến Việt Nam, nơi có lượng tiêu thụ trà sữa đang ngày càng tăng. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 800 cửa hàng trà sữa với những thương hiệu đến từ Đài Loan. Ước tính, vị ngọt của món thức uống này đã lan toả đến hơn 30 quốc gia.

Đi qua mỗi quốc gia thì cái tên trà sữa lại có những cách gọi khác nhau mà nếu kể ra sẽ đến tận một list dài ngoằng. Black pearl tea, boba drink, boba milk tea, bubble milk tea, tapioca, pearl sago tea, pearl iced tea, boba nai cha, zhen zhou naicha,… tất cả đều chung quy để gọi cho những loại thức uống được pha chế từ trà và sữa.

Không phải đơn giản chỉ là trà hoà cùng sữa tươi hay sữa đặc thì sẽ tạo nên một ly trà sữa đúng chuẩn đâu nhé! Để thức uống này có vị béo và thơm ngon hơn thì bột kem là nguyên liệu tạo nên hương vị ấy. Bởi lẽ, khi vị trà thanh đậm hoà quyện cùng vị thơm ngậy của kem sữa sẽ tạo nên sự phối hợp ăn ý giúp ly trà sữa thêm phần lôi cuốn vị giác hơn.

Sự ra đời của trà sữa đã kéo theo sự xuất hiện của những hạt trân châu giòn dai. Ban đầu, để làm hấp dẫn thêm thứ đồ uống này, người ta đã nghĩ ra hạt trân châu. Hạt trân châu có màu đen hoặc màu trắng tùy vào nguyên liệu. Trân châu đen thường làm từ khoai lang, sắn và đường đen. Khi luộc lên, hạt trân châu trong hơn, mềm hơn ở bên ngoài và dai dai khi cắn vào bên trong. Để hút được những hạt trân châu, người ta lại giới thiệu những ống hút to với hình dáng rất ngỗ nghĩnh.

Topping nguyên bản của trà sữa chỉ là những hạt trân châu được làm từ bột sắn. Bột sắn được nấu với đường nâu và syrup, khi ăn có vị ngọt và hơi dai. Tuy nhiên, ngày nay cùng với thị hiếu cũng như sự sáng tạo mà hiện tại “gia đình” topping của trà sữa đã vô vàn thể loại, nào là pudding, thạch thuỷ tinh, milkfoam, … Tạo nên sự phối hợp ăn ý cùng với vị ngọt của thức uống.

Nhu cầu và sự ưa chuộng ngày một đa dạng và yêu cầu sự phong phú đến từ nhiều thứ khác nhau. Chính điều đó đã tạo nên hàng loạt sự biến tấu không khác nhau trong việc kết hợp các hương liệu cũng như tạo nên những hương vị mới lạ. Có thể kể đến như dòng trà trái cây, với thành phần là nước cốt trà pha chế cùng syrup hoa quả hoặc trái cây tươi. Yakult mới lạ hơn với sự kết hợp giữa sửa chua và nước ép trái cây. Milkshake được xay từ sữa tươi kết hợp với sữa chua và các loại hương vị khác.

Có thể kể đến như dòng trà trái cây, với thành phần là nước cốt trà pha chế cùng syrup hoa quả hoặc trái cây tươi. Yakult mới lạ hơn với sự kết hợp giữa sửa chua và nước ép trái cây. Milkshake được xay từ sữa tươi kết hợp với sữa chua và các loại hương vị khác.

Đặc biệt, “chiếm lĩnh” sự lựa chọn gần đây là món milkfoam, với lớp kem sữa béo ngậy được đánh bông từ bơ, phô mai và sữa, khi uống kết hợp cùng vị trà thanh đậm bên dưới tạo nên một thức uống hấp dẫn.

Là một món ăn vặt yêu thích của các bạn trẻ nhưng trà sữa cũng chứa đựng hàm lượng calo khá cao, nỗi lo của “team béo”. Với lượng đường lớn để tạo nên vị ngọt, cùng với sữa và các loại hạt topping cũng ngọt ngào không kém, trung bình mỗi ly trà sữa tiềm ẩn “sức mạnh” với 450 calo. Xem ra, nếu tiêu thụ một ly trà sữa, bạn cần phải bỏ ra thêm 30 phút chạy bộ để tiêu hao hết chúng đấy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn order một ly trà sữa với lượng đường thấp cùng với thành phần là sữa hữu cơ hay topping là hạt chia. Như thế vừa có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị nguyên bản của thức uống này vừa giảm được nỗi lo về cân nặng.

Bạn nghĩ rằng vì là một thức uống pha chế như trà sữa có thể qua đêm ư? Rất tiếc câu trả lời là “Vứt nó đi nhé!”. Trong thành phần của trà sữa đương nhiên phải có trà rồi đúng không? Vì thế, nếu trà để qua đêm thì sẽ có hiện tượng xỉn màu, các hợp chất vitamin B, C trong nước trà không những bị phân huỷ mà còn sản sinh nhiều vi khuẩn độc hại. Do vậy, đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàn gây hại cho sức khoẻ của bạn đấy. Cho nên, dù cho có phát nghiện trà sữa đến nỗi phải mua về trữ trong tủ lạnh thì bạn cũng từ bỏ thói quen ấy đi nhé. Chẳng những hương vị của thức uống bị giảm đáng kể mà còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàn ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nữa đấy.

Chia sẻ

Bài viết

Trúc Nguyên

Thiết kế

Trúc Nguyên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất