Biết thành phần dinh dưỡng của thực phẩm chưa đủ, bạn cần phải 'giải mã' ý nghĩa của chúng nữa

Trúc Nguyên
Chia sẻ

Hiểu rõ những thành phần dinh dưỡng được “đính” trên mỗi bao bì của thực phẩm là điều vô cùng cần thiết để bạn có những lựa chọn hợp lí và tốt cho sức khoẻ của mình đấy.

Đọc những hàng chữ li ti với hàng loại các loại dinh dưỡng chắc hẳn sẽ khiến bạn không khỏi bối rối

Mỗi lần lựa chọn một loại thực phẩm đóng gói, điều gì là nỗi quan tâm lớn nhất của bạn? Bao bì, thương hiệu hay màu sắc của chúng? Hãy tạm xếp những yếu tố ấy đằng sau một công việc quan trọng hơn, đó chính là thành phần dinh dưỡng của mỗi món ăn mà chúng ta dự định nạp vào cơ thể.

Bao nhiêu gram chất béo mà chúng chứa đựng? “Giá trị dinh dưỡng” có ý nghĩa như thế nào? Khái niệm “nguồn cung cấp chất xơ” sẽ giúp ích được điều gì? Những thông tin dưới đây sẽ là lời giải đáp thoả đáng nhất giúp bạn có được hiểu biết cơ bản về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm để có những lựa chọn tốt cho sức khoẻ.

Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải nắm rõ “kích thước dinh dưỡng” của món ăn mà bạn định nạp vào cơ thể. Lượng calories trên mỗi khẩu phần là thước đo chuẩn nhất cho năng lượng mà thức ăn cung cấp. Điều này giúp bạn kiểm soát được khối lượng dinh dưỡng trong mỗi ngày của mình. Và nó cực kì thiết yếu giúp chúng ta ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều.

Theo nghiên cứu của FDA, những mức độ cơ bản cho lượng calo mà chúng ta nạp vào cơ thể: 40 calo thì vẫn còn ở mức thấp, 100 calo được xem là lượng trung bình cho mỗi phần ăn, nhưng nếu chạm ngưỡng 400 calo thì bạn nên xem xét lại vì chúng chứa năng lượng khá cao đấy.

Lượng calories trung bình cho mỗi người trưởng thành cần nạp vào cơ thể mỗi ngày dao động từ 1.600 - 2.400 calo, điều đó còn phụ thuộc vào cân nặng cũng như chế độ luyện tập của bạn. Tuy nhiên, bạn cần chia điều lượng calo cho mỗi bữa ăn và những bữa tráng miệng khác. Lấy ví dụ, nếu bạn cần 2.000 calo một ngày, thì mỗi bữa trung bình nên tiêu thụ 600 calo và 200 calo còn lại cho những bữa ăn vặt, tráng miệng khác. Tương tự, nếu chế độ ăn của bạn là sáu bữa mỗi ngày thì chúng nên chứa đựng năng lượng tương đương nhau.

Chất béo luôn là cái tên khiến mọi người e ngại khi cho vào cơ thể, đặc biệt là chất béo bão hoà và trans fat. Bạn nên đặt ra một giới hạn cho lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày. Đối với người bình thường thì con số này là không quá 78 gram, còn nếu bạn đang trong chế độ giảm cân thì chúng chỉ nên từ 35 gram trở xuống.

Nỗi lo lớn nhất của sức khoẻ chúng ta là Cholesterol. Chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những vấn đề về tim, huyết áp. Tuy nhiên, nếu được cung cấp một lượng vừa phải thì sẽ hoàn toàn hợp lí cho quá trình trao đổi chất. Không quá 200mg là lượng cholesterol tối đa mà bạn cho vào cơ thể. Vì thế, khi đọc thông tin trên bao bì sản phẩm, hãy nhớ chú ý đến yếu tố này đấy.

Sodium hay còn được hiểu là một loại muối mà cơ thể hấp thụ được từ những thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm đóng gói. Sodium là chất cần thiết cho các hoạt động của chúng ta nhưng nếu hấp thụ quá nhiều lượng chất này có thể gây tác động xấu cho hệ tim mạch. Bên cạnh đó, chúng còn gây hiện tượng trữ nước cho cơ thể. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, mỗi người không nên nạp quá 2000mg lượng sodium trong khẩu phần của mình.

Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 30 gram đường cho mỗi ngày, nhưng thực tế con số thì lại nhiều hơn gấp 4 lần. Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến những vấn đề về răng miệng, cũng như góp phần cho những căn bệnh khác phát triển. Bạn hãy tập thói quen hạn chế đường càng thường xuyên càng tốt nhé.

Phụ nữa cần khoảng 25 gram chất xơ mỗi ngày, trong khi con số đó ở nam giới là 38 gram. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể đạt được con số lí tưởng ấy. Theo AHA, thực phẩm nào có chứa 5 gram chất xơ hoặc nhiều hơn trong mỗi khẩu phần được xem là có nguồn cung cấp chất xơ cao. Khối lượng hợp lí dao động từ 2.5 gram đến 4.9 gram cho mỗi bữa ăn.

Những dưỡng chất này luôn được liệt kê nổi bật ở giữa danh sách các thành phần dinh dưỡng của mỗi thực phẩm. Vì đây là đều là những dưỡng chất thiết yếu và cung cấp nhiều lợi ích đáng kể cho cơ thể, giúp chúng ta có một sức khoẻ tối ưu. Thông thường, lượng vitamin và khoáng chất được chỉ định theo dạng phần trăm. Trên mỗi bao bì, đó là phần trăm giá trị dinh dưỡng mà bạn sẽ nhận được từ loại thực phẩm đó. Mỗi ngày, bạn cần con số tuyệt đối 100 phần trăm vitamin và khoáng chất để chống lại các bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ.

Cuối cùng, bạn cũng phải xem xét đến thành phần nguyên liệu tạo nên món ăn. Điều này giúp bạn biết được những giá trị dinh dưỡng nào mình nhận được từ chính thực phẩm này. Và đây cũng là căn cứ chuẩn xác để xác định được thời hạn dự trữ của chúng. Hãy cố gắng hạn chế những loại hợp chất xấu như loại đường bắp fructose, các món có chứa nhiều cacbornhydrate, chất ngọt nhân tạo, … Chúng chẳng những không tự nhiên mà còn dẫn đến những mối nguy hại cho chính cơ thể chúng ta.

Nên nhớ rằng, sức khoẻ bạn phản ánh những gì bạn ăn đấy nhé.

Chia sẻ

Bài viết

Trúc Nguyên

Thiết kế

Duy Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất