Khám phá đáy đại dương cùng cặp đôi Quán quân Cuộc đua kỳ thú 2015

Chia sẻ

Nhật Anh và Ngọc Anh đã có những chia sẻ chân thành về con đường đến với lặn biển cũng như một số kỹ năng cần thiết giúp bạn thoả mãn niềm đam mê lặn biển của mình.

Trở lại với cuộc sống thường ngày sau khi giành ngôi quán quân Cuộc đua kỳ thú 2015, Nhật Anh và Ngọc Anh vẫn tiếp tục hoạt động với CLB lặn biển của mình. Dù bận bịu với công việc nhưng cặp đôi huấn luyện viên này vẫn dành thời gian cho Saostar.vn để chia sẻ cho độc giả một số kỹ năng lặn biển cũng như một số địa điểm lặn biển an toàn.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (13)

- Ở Việt Nam, môn lặn biển không được nhiều người biết đến. Có cơ duyên gì không khi anh chị lại chọn nó?

- Thật sự thì với Nhật Anh và Ngọc Anh đều rất thích thể thao và cũng dành không ít thời gian cho leo núi, trekking,… Nhưng với lặn, đó là một thế giới hoàn toàn khác. Nếu đã từng xem bộ phim Avatar nổi tiếng, bạn sẽ thấy cảm giác được ở trong một thế giới khác sẽ thích thú, tuyệt vời hơn nhiều. Lặn biển cũng vậy, ở dưới nước, chúng ta sẽ có cảm giác lơ lửng như đang bay với mong muốn khám phá một thế giới mới.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (4)

Điều nữa là, hiện nay hầu như các mô hình lặn biển chỉ nhắm đến thị trường khác du lịch, do đó hai đứa muốn tạo lập sân chơi cho người Việt nam, theo đúng nghĩa lành mạnh, khoẻ khắn… kêu gọi mọi người ý thức trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển.

- Môn lặn biển có mang lại lợi ích gì cho sức khoẻ, hay đơn thuần chỉ là một thú vui dưới nước?

- Cũng như bơi lội, lặn cũng là một bộ môn thể thao, và tất nhiên lặn biển rất có lợi cho sức khoẻ. Thứ nhất, mình phải vận động rất nhiều dưới nước. Thứ hai, lặn yêu cầu bạn phải phải có kỹ năng nín thở theo một chu kỳ nhất định, việc này tốt cho hệ tim mạch, giúp bạn có được cảm giác và giới hạn bản thân. Tốt cho cả tinh thần, trí óc. Nếu như vấn đề sức khoẻ của bạn được đảm bảo, việc lặn biển với đồ bảo hộ có khả năng giữ ấm cơ thể sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng.

- Đối với một người yêu thích lặn biển khám phá thì quỹ thời gian ở dưới nước là khá lâu. Vậy trước khi lặn biển mình cần nên lưu ý điều gì?

- Lặn biển có hai bộ môn khác nhau là lặn bình khí (Scuba Diving) và lặn tự do (Freedive). Với Scuba Diving, các bạn có thể ngâm mình dưới nước 1h đồng hồ vì có sự hỗ trợ của bình dưỡng khí. Còn với Freedive các bạn phải lên xuống nước liên tục, nhưng không hạn chế thời gian bạn muốn khám phá.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (6)

Scuba Diving: Hình thức lặn biển với bình khí.

Với tất cả các môn thể thao, trước khi tham gia các bạn đều phải chuẩn bị khởi động trước. Với lặn biển, bạn cần thư giãn các động tác khởi động làm giãn cơ, làm nóng người bằng cách nín thở. Nên nhớ tránh các chất kích thích hay café trước khi xuống nước.

- Anh chị có thể chia sẻ với độc giả một số kỹ năng lặn biển cơ bản cho người mới bắt đầu không?

- Để lặn biển một cách bài bản và chuyên nghiệp thì các bạn cần trải qua một lớp nghiệp vụ vì các kỹ năng khi tham gia lặn biển khá phong phú. Nhật Anh sẽ đề cập đến bốn vấn đề chính: Kỹ năng nín thở, cân bằng tai, lặn biển, di chuyển dưới nước.

Về kỹ năng nín thở, đối với người mới bắt đầu, cảm giác khó chịu, nóng ran ở cổ là không thể nào tránh khỏi. Quan trọng nhất là mình phải biết mức độ an toàn, phản xạ cơ thể để biết mình chịu được đến mức nào. Trước khi xuống biển, các bạn nên có một bước thở chuẩn bị trong 2 phút. Việc tập luyện tuỳ vào khả năng mọi người sẽ giúp bạn nín thở trong thời gian dài, tuy nhiên khi xuống nước, khoảng thời gian đó sẽ giảm đi ½ . Kỷ lục lặn biển thế giới hiện tại là hơn 12 phút, với Nhật Anh thì chỉ có 4 đến 5 phút thôi, nên vẫn còn yếu kém lắm.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (8)

Free Dive thì đơn giản hơn với ống thở, mặt nà và chân vịt.

Một yếu tố hay khác của lặn biển là việc cân bằng tai, tuy là khả năng tự nhiên của con người nhưng vẫn cần phải tập luyện. Ví dụ, khi bạn đi máy bay hay thang máy, áp suất thay đổi khiến bậc không khí trong cơ thể phải thay đổi thể tích để cân bằng, việc này gây nên cảm giác khó chịu. Đối với Freedive, cách cân bằng tai sẽ khó hơn vì tư thế lặn phải chổng ngược đầu xuống. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ cần tập luyện thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả. Hít một hơi thật sâu, ngậm miệng, bịt mũi, thở ra sao cho hơi thở dồn về hai bên tai, luyện tập đều đặn như vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa.

Đối với việc lặn hay di chuyển dưới nước thì cũng tương tự như bơi thôi. Các bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, nước sẽ tự động khiến bạn di chuyển.

- Scuba Diving thuần tuý được xem là bộ môn lặn dành cho du khách. Vậy bộ môn này có cần phải sử dụng nhiều kỹ năng không?

- Với Scuba Diving, việc lặn chủ yếu phụ thuộc vào thiết bị và dung lượng khí sử dụng. Với bình khí 12 lít, thường sẽ sử dụng đảm bảo an toàn và áp suất trong vòng 1h. Với những bạn muốn khám phá thế giới xung quanh, muốn tận hưởng cảm giác lơ lững thì scuba là lựa chọn thích hợp.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (5)

Kỹ năng cần biết trong quá trình lặn là cân bằng tai, cân bằng trọng lượng cơ thể để di chuyển dưới nước.

Ngoài việc tập cân bằng tai với kỹ thuật đạp chân, bạn phải mất nhiều thời gian để làm quen và luyện tập với thiết bị nếu muốn lặn với bình khí. Hơn nữa, việc lặn này phụ thuộc điểm lặn có dịch vụ cung cấp thiết bị cho mình hay không. Giữ cho cơ thể thoải mái, thêm một số ít kỹ năng cơ bản, bạn sẽ có những giây phút thật tuyệt vời.

- Theo kinh nghiệm cá nhân của anh chị thì những trường hợp nào nguy hiểm khi lặn biển.

- Nói đến nguy hiểm, điều này phụ thuộc vào 3 yếu tố: Môi trường, thiết bị, bản thân.

Với môi trường, cần tham khảo nhiệt độ, điều kiện sống, thủy triều, sinh vật… tại địa điểm mình muốn lặn để nhận biết những nguy hiểm có thể xảy ra. Một địa điểm an toàn sẽ có nước trong, không có nhiều dòng chảy và phải ít sóng. Với sinh vật, chúng sẽ không đến gần nếu các bạn không chọc chúng, bởi con người quá to và lạ lẫm với chúng.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (11)

Nguy hiểm hầu hết xảy ra với Scuba Diving, tuy nhiên có thể xử lý nhanh chóng.

Với thiết bị, các sự cố sẽ thiên về lặn bình khí nhiều hơn, cần có sự chuẩn bị kỹ càng và sự chủ động bản thân để đảm bảo bình tĩnh trước những trường hợp này. Với Freedive chỉ có đơn giản mặt nạ, chân vịt và ống thở nên hầu như không có yếu tố nguy hiểm về thiết bị.

Những các bạn cũng đừng lo, đi lặn biển lúc nào cũng phải có 2 người, một người nếu gặp sự cố sẽ có người còn lại hỗ trợ. Kỹ năng rất quan trọng, nếu không có kỹ năng tốt mà muốn vượt qua bản thân thì sẽ rất nguy hiểm.

- Nếu xét về khía cạnh du lịch, chị thấy những địa điểm nào phù hợp để lặn biển?

- Với lặn biển, điều quan trọng nhất là thời tiết. Nếu thời tiết thuận lời, trời yên biển lặng, lặn biển sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thú vị. Ở Việt Nam, điều thuận lợi là hầu như từ bắc xuống nam đều có biển, nên việc khám phá đáy đại dương sẽ rất phong phú. Theo kinh nghiệm của Nhật Anh và Ngọc Anh, những bãi biển ở khu vực Đà Nẵng (Cù lao chàm), Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận là các địa điểm đáng để lặn nhất vì hệ sinh thái khu vực này rất đa dạng, thêm vào đó là các bãi thường rất nguyên sơ, chưa khai thác nhiều. Về phía nam thì có một số khu vực như Phú Quốc, Côn Đảo,… cũng rất thích hợp. Tuy nhiên, biển Phú Quốc tuy không có sóng, nhưng dòng chảy rất nhiều nên cũng cần phải cẩn thận.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (12)

Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,… là những địa điểm lặn biển nguyên sơ, hấp dẫn.

Nếu muốn đi lặn ở đâu đó, bạn nên hỏi người dân địa phương, bởi vì theo kinh nghiệm, họ sẽ biết được vùng biển ở khu vực đó như thế nào, dòng nước ra sao, rất hữu ích.

- Người đi du lịch thích ghi lại khoảnh khắc của mình, vậy việc chụp ảnh dưới nước theo chị có khó khăn không?

- Trên thị trường hiện nay, mọi người thường sử dụng túi chống nước để bảo vệ điện thoại khi muốn chụp ảnh dưới nước. Nhưng điều đó chỉ giới hạn ở một mức độ nhất định. Với những khu vực nước sâu, có khi hơn 10m, nếu muốn chụp ảnh dưới đáy biển, các bạn cần có máy ảnh chuyên dụng, tuy nhiên giá của các thiết bị này không rẻ lắm.

Kham pha day bien (1)

Thứ hai, khi xuống nước, ánh sáng sẽ không còn được như bình thường. Các màu nóng sẽ bị hấp thụ, càng xuống sâu các màu như đỏ, cam, vàng sẽ càng mất dần.

Thứ ba, việc chụp ảnh dưới nước đa phần rất “khó xơi”. Việc cân bằng trọng lượng dưới nước là không hề dễ dàng. Phải thử nghiệm nhiều mới có thể chụp được.

- Được biết, hai anh chị có một CLB lặn biển tên Viet Divers, chị có thể chia sẻ nhiều hơn về CLB này không?

- Nói về Viet Divers, thật ra nó cũng giống như các cộng đồng phượt bên ngoài, là nơi mọi người yêu thích lặn biển tập hợp lại với nhau, chia sẻ và truyền cho nhau các kinh nghiệm lặn biển.

Với Ngọc Anh, đây như là một kỷ niệm, tôi yêu thích việc lặn là do theo ba từ nhỏ. Lúc đó ba cũng hay biết blog chia sẻ, nhiều người biết đến, muốn tập hợp lại để chia sẻ kinh ngiệm. Từ đó Viet Divers ra đời. Lúc đầu thì chị vần đi làm, tuy nhiên, thấy mọi người có nhu cầu và nghiêm túc với lặn biển nên chị cố gắng đi học lên huấn luyện viên và mở luôn câu lạc bộ này. Sau này, Nhật Anh vào câu lạc bộ với mong muốn học Freedive, từ đó thì cũng cố gắng học tập lên làm huấn luyện viên luôn.

1

Một lớp dạy lặn Scuba Diving tại hồ bơi.

Với Viet Divers, hai đứa mình mong muốn mọi người tham gia học tập lặn biển, nhưng phải gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn thiên nhiên. Ở nước ngoài, nền công nghiệp lặn của họ rất phát triển vì họ ý thức và có sự đầu tư nghiêm túc trong việc xây dựng môi trường lặn, tuy nhiên điều này vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam.

Khamphadaybien

Bạn Joo trong đội Tím (Cuộc đua kỳ thú 2015) cũng tham gia lớp học này.

- Một người mới muốn học lặn biển thì phải mất bao lâu? Việc lặn biển đối với một người biết bơi với không biết bơi có khác nhau không? Chi phí ra sao?

- Đến với lặn biển, các bạn cần có sự nghiêm túc, đam mê nhất định. Lặn biển không giới hạn lứa tuổi lắm, từ 7 đến 77 tuổi đều có thể tham gia. Tuy nhiên với các bé từ 8 đến 10 tuổi chỉ tập lặn ở hồ bơi. Đây cũng là không gian mở cho các bé nhận thức được thế giới bên ngoài.

2

Nhật Anh đang hướng dẫn cho học viên kĩ năng Freedive.

Phải biết bơi thì các bạn mới có thể lặn được, đó là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, các bạn có thể tham gia những buổi lặn thử, đó đôi khi lại tạo động lực cho các bạn quay về tập bơi. Một khoá học lặn thường có thời gian 3-4 ngày, các bạn sẽ được học lý thuyết, thực hành ở hồ bơi và có 2 ngày trải nghiệm dưới đáy biển. Với chi phí cho Scuba Diving khoảng 6 triệu động, và Freedive là từ 3,5 đến 4 triệu đồng.

- Lặn biển đã mang hai bạn đến với nhau, đâu là kỷ niệm đáng nhớ nhất?

- Ở Việt Nam, hầu như chỉ còn các đảo nhỏ là hai đứa chưa có cơ hội tham quan. Còn với thế giới, đã đi được một số quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia… và một chuyến đi Ai Cập cũng đáng nhớ. Mỗi chuyến đi đều có những kỷ niệm đẹp, hai đứa thì ấn tượng với đảo Bình Hưng và các đảo ở Quy Nhơn, ở đây các rạn san hô còn nguyên sơ với địa thế hang hốc khá đặc biệt, phải đi qua các gành mới tới được.

kham-pha-day-dai-duong-cung-cap-doi-quan-quan-cuoc-dua-ky-thu-2015 (9)

Dù bận bịu công việc, nhưng cặp đôi vẫn cố gắng dành thời gian để khám phá các hòn đảo lớn nhỏ trong khu vực.

Với các địa điểm lặn, mỗi lần đi qua hai đứa đều muốn quay lại, vì mỗi lần lặn sẽ có một trải nghiệm khác nhau rất đặc biệt. Bên cạnh đó, mục tiêu của Nhật Anh và Ngọc Anh là sẽ cố gắng tham gia lặn ở 2 điểm nước ngoài trong năm để kết nối mọi người cũng như tìm hiểu về các phương thức bảo quản của họ ra sao.

- Anh chị có lời khuyên gì cho các bạn trẻ muốn lặn biển.

- Đối với các bạn muốn đến với lặn biển, đầu tiên cần có sự đam mê, và phải quyết tâm đi làm kiếm tiền để theo đuổi đam mê. Lặn biển cần những người thật sự nghiêm túc trong việc học tập và nghiên cứu. Hơn nữa, muốn đến với lặn các bạn cần phải biết bơi. Và lặn không chỉ là đi chơi mà còn cần phải nghiêm túc trong việc thực hành kỹ năng cũng như ý thức bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu xem bạn cần gì, muốn gì khi quyết định tham gia vào một chuyến lặn biển nhé!

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất