Sự thật về các phi công mà chỉ có người trong nghề mới biết, cái số 6 có vẻ hơi tế nhị

Đạt Lê (Theo Helino)
Chia sẻ

Và bạn đừng quên check ngay tiết lộ mẹo nhỏ giúp bạn có thời điểm bay êm ái nhất có thể!

Đố bạn nghề nào có khung cảnh nhìn từ cửa sổ văn phòng đẹp nhất trên đời? À, dĩ nhiên là nghề phi công rồi! Nhưng cũng như mọi chuyện khác của thế gian, không có thứ gì toàn là hào nhoáng.

Nghề phi công cũng có những nỗi khổ hay những chuyện vui buồn riêng ít ai biết, kể cả những hành khách tự tin mình đã “nhẵn mặt” sân bay. Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu chưa? Bắt đầu nào!

1. Phi công có thể bay thỏa thích: đúng hay sai?

Cũng khó nói. Đúng là phi công có thể đi máy bay miễn phí với mục đích cá nhân, nhưng họ phải chờ hãng bay xem có ghế dư ra hay không.

Và nếu một anh nhân viên hành lý có thâm niên làm việc lâu hơn phi công, anh ấy cũng được ưu tiên hơn. Vì vậy, các phi công vẫn thường tự mua vé cho mình và gia đình khi vi vu đó đây, làm như thế sẽ chủ động hơn nhiều.

2. Trò tiêu khiển trong buồng lái là gì?

Không có gì cả!

Phi công bị cấm mang những thứ gây xao nhãng vào buồng lái, bao gồm tạp chí, báo, máy nghe nhạc… Thứ duy nhất được cho phép là họ trò chuyện với nhau.

3. Chợp mắt một chút thì sao?

Vẫn không! Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) không cho phép phi công ngủ trong buồng lái. Nhưng bù lại, đã có các quy định khác nhằm đảm bảo sự tỉnh táo cho phi công.

Ví dụ khi hết ca, mỗi giấc ngủ của phi công sẽ kéo dài ít nhất 8 tiếng, và thời gian làm việc không quá 30 tiếng/tuần.

4. Hành khách được tham quan buồng lái chứ?

Patrick Smith là phi công và đồng thời cũng là tác giả sách “Cockpit Confidential” (tạm dịch: “Bí mật buồng lái”). Anh cho biết ở Mỹ, hành khách sẽ được tham quan buồng lái khi cửa máy bay chưa đóng lại.

Thậm chí phi công còn rất sẵn lòng mời những hành khách căng thẳng hay tụi nhỏ một “tour” tham quan chớp nhoáng nữa đó.

5. Chiếc ghế dư trong buồng lái

Bạn có biết trong buồng lái luôn có 1 chiếc ghế dư ra hay không? Nó gọi là “jump seat”, có thể gấp gọn vào khi không cần đến. Nó dành cho giám sát viên hay phi công tập sự đấy.

Mặt khác, chiếc ghế ấy cũng khá êm ái, nên thi thoảng phi công cũng ngồi vào đó mà dựa lưng đôi chút. Bởi chiếc ghế bình thường của họ vốn cứng và hơi khó chịu.

6. Bệnh nghề nghiệp khó nói

Đó là họ thường bị tiểu buốt, thậm chí sỏi thận, vì chuyện đi vệ sinh cũng khá khó khăn.

Sau sự kiện kinh hoàng ở Mỹ vào ngày 11/9, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã đưa ra thêm nhiều quy định chặt chẽ về việc ra vào buồng lái.

Mặt khác, phi công cũng tránh đi vệ sinh khi hành khách đang được phục vụ thức ăn. Còn thời gian cất cánh hay hạ cánh - dĩ nhiên họ phải ở suốt trong buồng lái vào những lúc đó rồi.

7. Nhiều khi phi công “phục sát đất” trí tưởng tượng của hành khách

Nhiều hành khách thường kể về chuyến bay của họ như trong phim hành động, nào là phi cơ bay lên nhào xuống kinh hoàng.

Thôi nào, hầu hết mọi chuyến bay - kể cả khi trải qua nhiễu loạn - cũng chỉ thay đổi độ cao vào khoảng 3-6 m mà thôi.

Lúc cất cánh và hạ cánh cũng vậy, máy bay sẽ chếch lên khoảng 20 độ và chếch xuống khoảng 5 độ, đừng “hư cấu” con số quá lên nhé.

8. Phi công và phụ lái: đây là điều bạn hay nhầm lẫn

Khi xem phim, chúng ta thường thấy phi công trưởng là người quan trọng nhất, những người khác có hay không cũng được!

Nhưng ngoài đời, phi công phụ cũng giỏi giang không kém. Chỉ là họ có thời gian bay ít hơn mà thôi. Ví dụ như một chuyến bay đi từ New York đến London, hai phi công sẽ chia nhau, một người chặng đi, một người chặng về. Họ làm việc không phụ thuộc nhiều vào nhau.

9. Chế độ lái tự động: cái tên gây nhầm tưởng

Mọi người cứ nghĩ bật chế độ lái tự động (autopilot) lên là phi công được… nghỉ khỏe. Sai, một buồng lái mà không có phi công chẳng khác gì phòng phẫu thuật không có bác sĩ cả.

Có rất nhiều vấn đề phi công phải tự tay xử lý như về thay đổi chặng bay, trao đổi thông tin, điều hướng, kiểm soát nhiên liệu… Mỗi phút trôi qua đều có việc để làm. Phi công Smith nói: “Có thể chúng tôi không chạm vào tay lái nhiều như trong quá khứ, nhưng dĩ nhiên, chúng tôi vẫn là người điều khiển máy bay”.

10. Với phi công, hạ cánh lúc nào cũng hấp dẫn

Trong khi nhiều kĩ thuật lái khác đã có máy tính hỗ trợ, việc hạ cánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào “tay lái lụa” của phi công.

Đây là chuyện khá thủ công nhưng cũng đòi hỏi nhiều trí tuệ nên rất được phi công yêu thích. Trình độ của họ được thể hiện thông qua chuyện hạ cánh êm hay không mà.

11. Nếu bạn sợ bay, hãy ghi nhớ mẹo sau

Bạn có biết vào buổi trưa, hơi nóng từ mặt đất sẽ khiến chặng bay “gập ghềnh” hơn? Còn vào chiều tối, nếu có giông bão thì chuyến bay cũng không được êm ái cho lắm.

Vì vậy, nếu không có việc gì gấp và muốn một trải nghiệm bay nhẹ nhàng nhất có thể, bạn hãy canh đặt vé cho chuyến bay buổi sáng nhé.

Chia sẻ

Bài viết

Đạt Lê (Theo Helino)

Tin mới nhất