Số phận những chiếc máy bay đến tuổi ‘nghỉ hưu’

Theo CNN
Chia sẻ

Mọi người có lẽ từng thắc mắc những chiếc máy bay khổng lồ sau khi “nghỉ hưu” sẽ được để ở đâu, sử dụng cho việc gì hay trở thành phế liệu. Tuy nhiên, có nhiều sự thật ẩn đằng sau mà chúng ta chưa từng nghĩ đến.

Kho báu ẩn giấu từ máy bay “hết date”

Air Salvage International là đơn vị quyết định số phận của những chiếc máy bay.

Ngay cả chiếc máy bay cũ nhất vẫn có thể tạo ra một khoản tiền khổng lồ nhờ phần nội thất bên trong nó.

Mark Gregory, Giám đốc điều hành của Air Salvage International, một công ty dịch vụ hàng không có trụ sở tại sân bay Cotswolds (Anh), cho biết: “Việc tháo dỡ máy bay phụ thuộc vào phần lợi nhuận của các bộ phận bên trong máy bay mang lại”.

Tuy nhiên, nhiều máy bay bị “sa thải” dù chưa đến tuổi già. Gregory chia sẻ với CNN Travel rằng: “Với công ty chúng tôi, thời hạn sử dụng một chiếc máy bay là 18 năm”. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, công ty của ông đã để 730 máy bay thương mại “nghỉ hưu”.

Mark Gregory, Giám đốc điều hành của Air Salvage International cho biết máy bay của hãng thường có tuổi thọ 18 năm.

Các bộ phận của máy bay có thể là “đồ bỏ đi” của ngành hàng không nhưng chúng lại là kho báu nếu đặt ở một vị trí khác. Những bộ phận này luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với các hãng đầu tư chuyên dụng cũng như một số quỹ phòng hộ.

David Treitel, cựu Giám đốc của Tập đoàn Hàng không Apollo, một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Miami, giải thích: “Đây là một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận. Hầu hết các động cơ máy bay đều có giá trị lớn. Nhiều hãng hàng không chọn những phụ tùng đã qua sử dụng để thay thế bộ phận bị hỏng thay vì sửa chữa”.

Nhiều chợ chuyên cung cấp phụ tùng máy bay xuất hiện.

Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng nên lượng hàng giả, hàng kém chất lượng có cơ hội trà trộn vào thị trường. Vì vậy các nhà chức trách, những ban ngành liên quan luôn phải có những biện pháp bảo vệ tại chỗ và giám sát theo quy định để hàng giả không thể tồn tại trong chuỗi cung ứng này.

Eleanor Mitch, người sáng lập SafeFlights, một công ty phát triển công nghệ kết nối thông tin với máy móc bên ngoài không gian có trụ sở tại Paris (Pháp) cho biết: “Người ta ước tính có ít nhất 2% bộ phận giả đã và đang được sử dụng, bày bán trên thị trường. Do vậy, đây không phải vấn đề nhỏ”.

Từ nghỉ hưu cho đến đồ phế liệu

Khách sạn Costa Verde bên bờ biển Costa Rica từng là chiếc Boeing 727. Với giá 250 USD/đêm (500 USD/đêm vào mùa cao điểm), bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trên chiếc máy bay sang trọng bên bờ biển.

Nếu được chăm sóc, bảo dưỡng cẩn thận, máy bay sẽ có thời gian hoạt động dài hơn.

Một số hãng hàng không thậm chí còn thích loại máy bay cũ hơn vì lý do vận hành. Alliance Airlines, một hãng vận chuyển chuyên biệt, là một trường hợp như vậy. Hãng hàng không có trụ sở tại Brisbane (Úc) vẫn đang sử dụng chiếc máy bay Fokkers 100 kiểu cũ trong khi các hãng bay châu Âu khác đã thải nó. Độ bền, độ vững chắc và độ đáng tin cậy của Fokkers là những lý do khiến chiếc máy bay cũ này trở thành sự lựa chọn lý tưởng để hoạt động tại các sân bay nóng và nhiều bụi.

Trái lại, điều này không xảy ra ở Úc và nhiều quốc gia khác. Bến đỗ cuối cùng của những chiếc máy bay “lão thành” là kho sân bay. Vô vàn những cơ sở như vậy rải rác trên toàn thế giới. Một số ít nằm ở phía tây nam nước Mỹ, nơi luôn có khí hậu khô cằn và diện tích đất sẵn có. Tại châu Âu, vài cơ sở nổi bật gồm Cotswolds (Anh), Tarbes và Francazal (Pháp) và Teruel (Tây Ban Nha).

Các kỹ sư của Tarmac có thể tháo rời các động cơ máy bay, nhưng không có nghĩa số phận của chúng sẽ kết thúc.

Việc lưu trữ máy bay chỉ là tạm thời cho đến khi chúng có chủ sở hữu mới. Hoặc đây cũng chỉ là một bước cần thiết trước khi máy bay nhận được lệnh hủy bỏ.

Với những chiếc máy bay không có cơ hội trở lại đường băng, các bộ phận có giá trị sẽ được tháo rời để phục vụ mục đích khác.

Ông Greogry cho hay: “Số lượng các bộ phận có thể tái sử dụng được phụ thuộc vào tuổi của máy bay. Chúng tôi có thể lấy được 1200 bộ phận còn khá mới từ chiếc máy bay A302. Những động cơ mới từ 80% đến 90% sẽ là những lựa chọn hàng đầu”.

Sân bay Teruel ở phía đông Tây Ban Nha là sân bay công nghiệp lớn nhất châu Âu. Nó trông giống như một bãi rác máy bay, nhưng hầu hết các máy bay đang chờ đợi cơ hội để quay lại bầu trời một lần nữa.

Phần khung máy bay và những bộ phận không có giá trị khác sẽ trở thành mô hình đào tạo phi hành gia, nhân viên cứu hỏa hoặc tại các cơ sở giáo dục.

Trên thực tế, khi máy bay được đăng ký hủy bỏ, nó sẽ được phân loại như rác thải và được tiến hành xử lý phù hợp với các quy định về môi trường.

Không có gì ngạc nhiên khi một trong những công ty nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này, công ty Pháp Tarmac Aerosave, chuyên quản lý cơ sở vật chất tại Tarbes, Francazal và Teruel, thực ra là thuộc sở hữu của các công ty hàng không Airbus và Safran cùng Suez.

Những chiếc máy bay tái chế tại Tarmac Aerosave.

Việc tháo dỡ máy bay đòi hỏi phải có những kỹ năng chuyên biệt và được thực hiện bằng máy móc, công nghệ thực sự hiện đại, thông minh mới có thể thu gom, tách và tái chế các kim loại, chất dẻo và các chất lỏng khác nhau chứa trong đó.

“Về hưu bất thường”

Jumbo Stay Hotel tại Sân bay Arlanda của Stockholm sử dụng một chiếc Boeing 747 cũ.

Trong một số ít trường hợp, các máy bay sẽ nhận các nhiệm vụ khác nhau sau khi bị thải hồi. Ví dụ điển hình chính là trường hợp của chiếc máy bay Boeing 747 của hãng Virgin Atlantic. Sau khi bị thải hồi, máy bay phản lực này đã được chuyển giao cho công ty “chị” Virgin Galactic. Sau đó, nó được sử dụng như một bệ phóng cho các phương tiện du hành không gian.

Khung cảnh sang trọng, sạch sẽ và không kém phần lãng mạn bên trong khách sạn Jumbo Stay.

Bên cạnh đó, các cá nhân và doanh nhân cũng thích mua các máy bay cũ để biến chúng thành khách sạn, nhà hàng hoặc các điểm tham quan du lịch.

Chẳng hạn, khách du lịch qua đêm tại sân bay Arlanda, Stockholm (Thụy Điển) sẽ có cơ hội ngủ tại khách sạn Jumbo Stay. Như tên của nó, khách sạn chính là một chiếc Boeing cũ.

Runway34 là một nhà hàng gần sân bay Zurich. Nó từng là chiếc IIyushin II-14 do Liên Xô chế tao.

Bên cạnh sân bay Zurich ở Đức có một sân khấu đặc biệt gần nhà hàng Runway34 được tạo nên từ chiếc Ilyushin Il-14 cũ do Liên Xô chế tạo.

Chia sẻ

Theo

CNN

tag-icon
Tin mới nhất