Chào mừng đến với Oymyakon, khu vực có người ở lạnh nhất trên Trái đất

Theo Telegraph
Chia sẻ

Vào ngày 6/2/1933, nhiệt độ nơi này được ghi nhận ở mức -67,8°C, thấp nhất khu vực bên ngoài Nam Cực.

Sáng nay, cái lạnh lạnh đã ùa nước Anh, với nhiệt độ xuống chỉ còn 2°C ở các khu vực phía Bắc nước Anh. Chắc chắn là rất lạnh, tuy nhiên bạn hãy thử tưởng tượng về tình trạng của cư dân Oymyakon, Nga, nơi được công nhận một cách rộng rãi như là khu vực có người ở lạnh nhất trên Trái đất.

Khu vực đó lạnh đến mức nào? Vâng, nhiệt độ đang là -35°C ngay tại thời điểm này. Nhưng đó còn chưa là gì cả khi mà nhiệt độ rớt xuống dưới mức -50°C và cụ thể là vào ngày 6/2/1933, nhiệt độ được ghi nhận ở mức -67,8°C, thấp nhất khu vực bên ngoài Nam Cực.

Nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã quyết định kiểm chứng độ lạnh tại Oymyakon với điểm khởi hành bắt đầu từ Yakutsk, thành phố lạnh nhất trên thế giới và là nơi sinh sống của hơn 250.000 con người trong giá lạnh.

Một cô bé học sinh đang đợi xe buýt trong thành phố, nhiệt độ trong tháng một thường dao động từ -28°C đến -38°C

Lái xe đến Oymyakon mất khoảng hai ngày, chạy dọc từ Yakutsk, men theo cao tốc R504 Kolyma được xây dựng bởi những người lao động nghèo, hay được gọi là “Con đường xương” do số lượng người chết quá lớn.

Các bức tượng thời Xô Viết vẫn không bị nhấn chìm trong tuyết.

Oymyakon có nghĩa là “nước không bị đóng băng” do có một con suối nước nóng ở gần đó. Ngôi làng, nơi có khoảng 500 người, ban đầu là điểm dừng chân của nhóm người chăn tuần lộc tìm kiếm nguồn nước tại các khu có suối nước nóng.

Không có gì ngạc nhiên khi người dân địa phương bị ảnh hưởng nặng nề về thời tiết, và không giống như các nước khác, Oymyakon là nơi mà mọi sự sống như bị nhấn chìm trong đống bùn lầy của tuyết trắng, sự hiện diện của chúng trở nên hết sức mờ nhạt.

Trường học duy nhất ở Oymyakon chỉ bị đóng cửa khi nhiệt độ xuống dưới -52°C. Tiện nghi hiện đại trong làng rất ít ỏi, vẫn sử dụng nhà vệ sinh ngoài trời, chỉ có một cửa hàng. Hầu hết mọi người vẫn đốt than và gỗ để sưởi ấm hoặc ôm lấy những con thú cưng cho ấm áp.

Số lượng bò được chăn thả không nhiều. Làng nằm ở độ cao 750 m so với mực nước biển và chiều dài của một ngày thường thay đổi từ 3 giờ vào tháng 12 đến 21 giờ vào mùa hè.

Theo Chapple, sống trong môi trường này quả thiệt mệt mỏi.

Ông nói thêm: “Tôi nhớ mãi cái cảm giác lạnh lẽo như đeo bám vào chân, điều ngạc nhiên khác là thỉnh thoảng nước bọt của tôi sẽ bị đóng băng thành những mũi kim như chích vào môi mỗi khi tôi hít thở trong lúc chụp ảnh”. Và ông phát hiện một cách để giải quyết tình trạng ớn lạnh, đó là: “Rượu Russki, còn được gọi là trà của Nga, làm từ vodka”.

Chia sẻ

Theo

Telegraph

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất