Sao & Đời Sống

Trông cực thô sơ nhưng đây chính là máy phân tích ADN xác định quan hệ huyết thống đầu tiên ở Việt Nam

Vương Phi
Chia sẻ

Nhỏ gọn, dài và rộng chỉ vài chục cm nhưng thiết bị này lại có khả năng thần kỳ, phân tích và giám định ADN. Nhờ có nó, giấc mơ xác định quan hệ huyết thống bằng công nghệ phân tử ở Việt Nam cuối cùng cũng đã trở thành hiện thực.

Chiếc máy “soi người” đầu tiên của Việt Nam

Có lẽ ít người biết, Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được thành lập chuyên về nghiên cứu, xét nghiệm và giám định ADN. Trung tâm do GS Lê Đình Lương cùng vợ mình là bà Nguyễn Thị Nga đứng ra làm chủ. Tính đến nay đã trải qua nhiều năm, nơi đây vẫn được xem là địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước.

GS Lê Đình Lương - Người sáng lập Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền.

Có mặt tại Trung tâm, chúng tôi được GS Lê Đình Lương kể lại rất nhiều câu chuyện thú vị về những ngày đầu gian khó mới theo nghề làm ADN. Ông bảo, trước thời kỳ đổi mới, giấc mơ xét nghiệm, xác định quan hệ huyết thống bằng ADN của người Việt Nam là một điều gì đó khá xa xỉ.

Ngày ấy, muốn làm ADN phải có một tòa nhà to, rộng lắm, nhiều máy móc đồ sộ. Vậy nhưng đúng đến năm đất nước đổi mới, thế giới lại phát minh ra chiếc máy ADN nhỏ gọn, mọi công nghệ làm ADN thu gọn cả vào đó, giá thành lại rẻ nên các nước nghèo như mình mới có cơ hội làm ADN“, GS Lương kể.

Thế rồi, phát minh về nguyên lý nhân gene mà ngày nay các nhà chuyên môn thường gọi là PCR (Polymerase Chain Reaction) đã làm thay đổi thế giới sinh học. Phát minh về PCR mà tác giả của nó là Kary Mullis nhận giải Nobel năm 1993 đã cách mạng hóa toàn bộ lĩnh vực di truyền học phân tử. Đối với các quốc gia nghèo như Việt Nam thì đây là cơ hội “ngàn năm có một” vì PCR giúp nhân đoạn ADN mong muốn chỉ trong một giờ đồng hồ.

Từ phát minh ấy, người Nga đã sáng tạo ra máy phân tích ADN. Trong một lần sang Nga công tác, GS Đình Lương đã tới Mát-xcơ-va và mua về một chiếc. Chiếc máy ấy được GS yêu quý và coi như một người bạn tri kỷ. Đến nay, sau rất nhiều năm, nó đã không còn được sử dụng nhưng GS Lương vẫn trân trọng đặt nó ngay ở phòng họp như một lời nhắc nhở mình không quên quá khứ ngày xưa.

Chiếc máy phân tích ADN đầu tiên tại Việt Nam.

Tính đến nay cũng đã hơn 25 năm tôi mang chiếc máy về Việt Nam“, GS Lương vừa nói, tay vừa mân mê sờ vào từng chi tiết nhỏ trên bề mặt chiếc máy. Nhìn chiếc máy thô sơ, trông nhỏ gọn như một loại đầu đọc đĩa CD đời cổ, có lẽ ít ai nghĩ nó lại có những khả năng thần kỳ như thế. Nếu không giải thích rõ, nhiều người không hiểu sẽ lầm tưởng đó là một chiếc loa mini kết hợp với đầu đọc đĩa, một hộp dài giống như ổ ổn áp điện…

Tôi thấy họ đã sản xuất máy nhân ADN này. Lúc ấy, tôi đã vét toàn bộ công tác phí mua một chiếc với giá 200 USD (máy PCR bây giờ khoảng 12.000USD - PV). Tại thời điểm đó 200 USD là một gia tài lớn” - GS Lương nhớ lại.

GS Lương giải thích về chiếc máy phân tích ADN ông mua tại Nga.

GS Lương giải thích, đây chính là chiếc máy nhân ADN đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay, nó đã được thay thế bằng 4 chiếc máy khác rất hiện đại và có giá thành đắt đỏ (từ 1.200-1.400USSD/ chiếc).

“Cái máy này là để khuếch đại ADN. Mình sẽ chỉ nhân đoạn ADN mà mình cần. Cứ nhân lên khoảng 1 triệu lần trong vòng khoảng 1,5 tiếng. Nhờ có phát minh này mà nước mình có thể làm được ADN. Hơn nữa, mọi thứ lại diễn ra đúng vào lúc diễn ra đại hội Đảng năm 1986, một thời cơ vô cùng thuận lợi để Trung tâm Phân tích ADN có thể ra đời và đem công nghệ tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ du nhập vào Việt Nam“, GS Lương nói thêm.

Theo ông, kỹ thuật nhân ADN bằng máy PCR không ngừng được cải thiện và ứng dụng rộng rãi. Ngày nay, nó chính là công cụ hữu hiệu phục vụ xác định huyết thống, chẩn đoán bệnh. Đặc biệt trong nghiên cứu khoa học Y - Dược nói chung và y dược học cá thể. Vì thế, rất khó tìm được phòng thí nghiệm y sinh học nào không dùng máy PCR, kể cả ở nước ta. Chính cô Nga - vợ GS Lương cũng thừa nhận rằng - ngày đầu tiên nhìn thấy chiếc máy chồng đem về, bà cũng không ngờ rằng nó lại có nhiều ứng dụng quan trọng đến như thế.

Đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền, 100% khách phải để lại “tín hiệu” riêng

Nếu như trước kia, giám định ADN là một điều gì đó to tát thì giờ đây, muốn tìm ra câu trả lời đích xác về huyết thống, chúng ta chỉ cần 3 triệu đồng. Mẫu xét nghiệm người dân có thể gửi đến Trung tâm hoặc trực tiếp có mặt để lấy phiến máu.

Theo GS Lương, ADN có thể thu thập qua mẫu máu tươi, máu khô, tế bào phía sau má, cuống rốn, móng tay - chân, gốc tóc, gốc râu, nước ối hoặc hài cốt… Mẫu sau khi thu thập sẽ được chuyển đến phòng tách chiết để thực hiện việc tách chiết ADN. Các bước đều phải đảm bảo thực hiện trong phòng vô trùng với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nghiêm ngặt để tránh tác động của môi trường tới kết quả cuối cùng.

Đặc biệt, GS Lương còn bật mí, khi bước chân vào Trung tâm Phân tích ADN, tất cả các vị khách đều phải để lại mẫu ADN của mình.

Xét nghiệm ADN phải chính xác tuyệt đối. Thế nên chỉ cần 1 cái hắt hơi cũng có thể để lại ADN gây xáo trộn kết quả. Vì thế, khách đến thăm phải để lại ADN để nếu có bị sai lệch, chúng tôi cũng biết đường truy xét nguồn gốc ADN để biết xem nó là của ai, của khách hàng hay là người ghé thăm trung tâm“, GS Lương giải thích.

Sau khi trải qua các bước phân tích, các dữ liệu ADN cho ra từ máy giải trình dưới dạng biểu đồ sẽ được đọc trên các phần mềm chuyên dụng để cho ra kết quả cuối cùng. Xét nghiệm, phân tích ADN không chỉ xác định quan hệ cha - con, mà còn xác định được tất cả các quan hệ huyết thống khác như anh - em, chú - cháu, ông - cháu, bà - cháu, phả hệ. Các kết quả phân tích này chính xác đến gần 100%.

Bên cạnh những câu chuyện tế nhị, ADN còn góp phần không nhỏ giúp những người bị thất lạc người thân tìm lại nhau. Bao nhiêu năm qua, vợ chồng GS Lương đã tận mắt chứng kiến hàng chục nghìn câu chuyện hỉ nộ ái ố xoay quanh một xét nghiệm ADN trả về kết quả chỉ sau 3 tiếng.

Cô Nguyễn Thị Nga cũng cho rằng, xã hội ngày càng hiện đại thì việc xét nghiệm ADN càng được coi là điều bình thường hay thậm chí, đây còn được xem là xét nghiệm nên làm.

“Nếu như trước đây ADN còn là điều gì đó xa lạ thì giờ đây nó đã trở thành xét nghiệm rất phổ biến. Nhiều người còn nặng nề và xì xào khi thấy ai đó đi làm xét nghiệm ADN vì cho rằng phải có bí mật động trời nào đó phía sau nhưng thực ra, nhiều người làm nó chỉ vì muốn làm thủ tục đưa vợ đi nước ngoài, tìm người thân hay đơn giản chỉ là để chắc chắn quan hệ huyết thống sau khi sinh con ở bệnh viện…“.

Chia sẻ

Bài viết

Vương Phi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất