Sao & Đời Sống

Những bộ ảnh về nạn ấu dâm, bạo hành trẻ em hết sức xuất sắc và đầy ám ảnh trên thế giới

Cẩm Loan
Chia sẻ

Với chủ đề nhạy cảm là Ấu dâm, bạo hành trẻ em, các bộ ảnh này đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền cho mọi người trong công cuộc phòng chống tệ nạn.

Khi vấn nạn ấu dâm/ bạo hành/ lạm dụng tình dục trẻ em đang tăng cao như hiện nay trên toàn cầu, thì đã có rất nhiều dự án hoặc chiến dịch kêu gọi mọi người quan tâm hơn đến thực trạng này. Thời gian qua, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều vụ ấu dâm/ bạo hành/ lạm dụng tình dục trẻ em, gây phẫn nộ trong dư luận. Nhưng phẫn nộ hơn chính là việc loại tội ác này vẫn còn bị xem nhẹ, bằng chứng là những thủ phạm luôn chịu mức án nhẹ nhàng để ”xoa dịu dư luận” là chính, và các bé gái bé trai - nạn nhân của các vụ việc - sẽ phải chịu ám ảnh và thương tổn suốt đời mà không tiền bạc nào có thể hàn gắn.

Mới đây, một bộ ảnh có nội dung phản đối nạn ấu dâm trẻ em đã xuất hiện tại Việt Nam, với sự chỉn chu đến từ ekip lẫn các người mẫu nhí tham gia. Thế nhưng, bên cạnh những lời khen ngợi, thì cũng có rất nhiều ý kiến phản đối về cách thực hiện của bộ ảnh này. Đa số mọi người đều cho rằng Việc để những người mẫu nhí ”giả” bụng bầu và nỗi đau như thế là không văn minh. Chưa kể, việc logo tràn ngập trên các bức ảnh khiến người xem không khỏi cảm thấy ekip hơi bị ”quá lố” trong việc truyền thông.

Đi cùng với khen chê, thì nhân dịp này, dân tình cũng bắt đầu chia sẻ lại những bộ ảnh tương tự đã từng gây tiếng vang trên thế giới, khiến nhiều người nhận thức rõ ràng hơn về nỗi đau mà trẻ em bị ấu dâm/ bạo hành… phải gánh chịu. Hãy cùng xem qua nhé.

Bộ ảnh My Piece of Sky: Stories of Child Se.xual Abuse (“Khoảng trời nhỏ của tôi: Những câu chuyện lạm dụng tình dục trẻ em”) của nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Mariella Furrer.

Bộ ảnh này đã mất 4 năm để thực hiện, với bối cảnh tiêu biểu là Châu Phi. Mỗi bức ảnh đều nói lên một câu chuyện, một thông điệp mà không cần phải lộ mặt các nạn nhân.

Bé gái này đang cùng búp bê của mình bước ra khỏi phòng khám “Gấu Teddy” - phòng khám dành riêng cho trẻ em bị ngược đãi ở Nam Phi.

Một cô bé đang tìm cách thoát ra khỏi phòng điều trị. Cô bé bị một cậu bé 9 tuổi lạm dụng. 

Giáo sư Lorna Jacklin, người sáng lập “Phòng khám Gấu Teddy” cho trẻ em bị lạm dụng đang khám cho một bé gái 2 tuổi rưỡi. Bé gái này bị một người đàn ông sống cùng nhà dùng kẹo, trái cây để dụ dỗ… và lạm dụng tình dục bằng tay, dương vật…

Đây là đôi chân bị rạch chằng chịt của Susanna, một cô gái 24 tuổi bị lạm dụng suốt 18 năm. Điều này đã khiến cô bị mắc chứng rối loạn đa nhân cách, dẫn đến hành động tự rạch chân mình. 

Đây là ánh mắt của Chris, một cậu bé 9 tuổi ddabf được đưa đến Đơn vị Bảo vệ Trẻ em để lấy lời khai. Cậu bé bị hành hung bởi gậy, ống… từ chính nhóm bạn của mình. 

Một chú chó trong đội Tìm kiếm & Cứu nạn thuộc cảnh sát ở Soweto đang tích cực tìm kiếm dấu vết của bé trai 7 tuổi có tên Kamogelo “Kamo” Sekome mất tích trên sông.

Bạn bè và người thân đang an ủi Lebohang Mokoena, dì ruột của bé Sbbongile, 3 tuổi - người đang bị mất tích.

Nhiều người phản đối bên ngoài tòa án Pretoria Magistrate, nơi Andrew Jordaan - thủ phạm giết bé Sheldean, 7 tuổi. - bị xét xử và buộc tội.

Một cô bé đang động viên người bạn của mình - người vừa bị cưỡng hiếp trong buổi picnic ở trường.

Bộ ảnh “The Pain Lasts For A Lifetime” (tạm dịch: Nỗi đau kéo dài cả đời)

Đây là bộ ảnh gây tiếng vang lớn của tổ chức phi chính phủ CPCR (Trung tâm Bảo vệ Quyền lợi Trẻ em) ở Bangkok phối hợp với hãng quảng cáo Leo Burnett thực hiện vào tháng 10/2014. Với màu sắc u tối và sự thể hiện xuất sắc, bộ ảnh đã khiến người ta phải rùng mình vì độ chân thật mà nó mang lại.

Khi ấu dâm vẫn là một chủ đề nhạy cảm ở châu Á - nơi mà những cú đụng chạm từ cha, chú, người trong nhà hoặc người thân vẫn được xem là bình thường - thì bộ ảnh này chính là một lời cảnh tỉnh không thể nào rõ ràng hơn được nữa. Hãy nhìn biểu cảm kinh hoàng của các em bé và sự bất lực của người lớn - bạn sẽ thấy, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa, mọi người mới hiểu rõ tác hại của ấu dâm ảnh hưởng lớn như thế nào đến gia đình và xã hội.

Qua bộ ảnh, thông điệp mà tổ chức CPCR muốn nói tớ chính là Những va chạm, vuốt ve này không biến mất trong một ngày, một giờ… mà nó có thể kéo dài đến cả đời, với nỗi ám ảnh không thể nào nguôi.

Danh tính của các người mẫu trong bộ ảnh được giấu kín, và bộ ảnh cũng được in kèm số điện thoại đường dây nóng và logo của đơn vị thực hiện truyền thông - CPCR - cũng là tổ chức có uy tín trong các vấn đề về trẻ em ở Thái Lan.

Bộ ảnh “It Never Goes Away”

Chung dự án với bộ ảnh “The Pain Lasts For A Lifetime”, chính là bộ “It Never Goes Away” (Điều đó sẽ không bao giờ biến mất). Đối lập với trẻ em ở trên là những người già từng bị bạo hành, lạm dụng tình dục… khi còn trẻ. Mặc dù đã đi qua gần cả đời người, nhưng những nỗi ám ảnh đó dường như vẫn chưa bao giờ nguôi.

Cả hai bộ ảnh “The Pain Lasts For A Lifetime” và “It Never Goes Away” có sự liên quan rất chặt chẽ và gây tiếng vang rất lớn bởi sự dài hơi lẫn chuyên nghiệp của nó. Các bộ ảnh cũng đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng về truyền thông - quảng cáo, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của đại đa số người dân châu Á trong vấn đề này.

Chia sẻ

Bài viết

Cẩm Loan

Tin mới nhất