Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Khám phá làng gốm 500 năm tuổi ở Hội An

Cho đến nay, gốm Thanh Hà vẫn được làm hoàn toàn bằng tay theo phương thức thủ công truyền thống với quy trình sản xuất qua nhiều bước: làm đất, tạo hình bằng bàn xoay, sửa nguội, phơi...

Đến với di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An, hẳn không ít người đã từng một lần ghé thăm một làng gốm nhỏ ven sông Thu Bồn, nơi cách đây hơn nửa thiên niên niên kỷ là một trung tâm sản xuất, buôn bán đồ gốm đất nung có tiếng, cung cấp sản phẩm cho các tỉnh miền Trung. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay làng gốm Thanh Hà (Hội An) - một làng nghề lâu đời, có tính chuyên môn cao - vẫn bảo tồn được nguyên vẹn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đặc biệt là những tri thức dân gian về nghề. 

Làng gốm Thanh Hà có lịch sử hình thành lâu đời. Tương truyền vào khoảng thế kỉ 16,17, những thợ thủ công từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh đã đến Thanh Hà lập làng và xây dựng nên nghề làm gốm, truyền lại cho đến ngày nay. Gốm Thanh Hà không chỉ được người dân Quảng Nam và miền Trung nói riêng biết đến mà có giai đoạn được xuất khẩu sang nước ngoài.

Gomthanhha

Từ thế kỷ 16 - 17, do việc xây dựng các kiến trúc dân dụng ở đô thị cổ Hội An phát triển nhanh, kéo theo nhu cầu về gạch ngói và vật liệu xây dựng đất nung tăng cao. Đây là giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của làng nghề gốm Thanh Hà. Gạch ngói và các vật dụng đất nung từ các lò gốm Thanh Hà trở thành mặt hàng được các lái buôn theo đường sông đưa đến khắp các tỉnh miền Trung. Cho đến nay, gốm Thanh Hà vẫn được làm hoàn toàn bằng tay theo phương thức thủ công truyền thống. Thanh Hà sản xuất chủ yếu đồ gốm đất nung (không tráng men), màu gốm đỏ tươi, xương gốm mịn, độ nung không cao lắm.

Quy trình sản xuất ra một sản phẩm qua nhiều bước: làm đất, tạo hình bằng bàn xoay, sửa nguội, phơi, nung.

Đất sét được mua tại Duy Xuyên, Điện Bàn. Đất sét khi mua về phải được người thợ dùng dầm để xử lý đất tơi ra.

Đất sét được mua tại Duy Xuyên, Điện Bàn. Đất sét khi mua về phải được người thợ dùng dầm để xử lý đất tơi ra.

Thời gian xử lý đất thô tốn nhiều thời gian và công sức

Thời gian xử lý đất thô tốn nhiều thời gian và công sức.

Theo kinh nghiệm dân gian thì đất sét vàng được chọn để làm gốm là loại đất có độ dẻo, kết dính, không lẫn tạp chất. Đây là ba yếu tố quan trọng góp phần cho việc tạo hình phôi gốm được mềm mại, đẹp mắt. Loại đất này sẽ cho ra sản phẩm gốm có độ chịu lực tốt, màu sắc áo gốm đỏ/hồng, mịn màng, tươi sáng. Muốn biết độ dẻo của đất, người thợ ngắt một mẩu đất sét, dùng tay se thành sợi dài (con trạch đất) rồi bẻ cong, gấp hai đầu con trạch đất lại với nhau, nếu con trạch đất không bị nứt, gãy là đất sét dẻo.

Đất sau khi được làm mềm và loại bỏ tạp chất thì sẽ được nghệ nhân tiếp tục xử lý để tạo độ kết dính cho đất.

Đất sau khi được làm mềm và loại bỏ tạp chất thì sẽ được nghệ nhân tiếp tục xử lý để tạo độ kết dính cho đất.

Đôi chân người phụ nữ rắn rõi qua 20 năm phải đạp hàng khối đất mỗi ngày. Việc đạp đất sẽ làm cho đất có độ kết dính cao hơn.

Đôi chân người phụ nữ rắn rỏi qua 20 năm phải đạp hàng khối đất mỗi ngày. Việc đạp đất sẽ làm cho đất có độ kết dính cao hơn.

Gomthanhha

Mỗi người làm công việc chuốt phôi gốm đều phải có một cây cung để tách những khối đất sét sao cho chính xác lượng đất cho mỗi sản phẩm.

Khi đất đã được luyện kĩ thì khối đất lớn được chia thành từng phần nhỏ để se thành các con trạch đất. Người thợ chuốt gốm ngắt một lượng đất đủ dùng để tạo phôi một sản phẩm gốm từ con trạch đất đã se sẵn. Trước khi tạo dáng phôi gốm phải chuốt phôi. Thường khi chuốt gốm phải có hai người (phụ nữ), một người đứng, hai tay se con trạch đất để chuẩn bị nguyên liệu cho các sản phẩm kế tiếp, một chân đứng trụ, chân kia đạp bàn xoay, người còn lại lấy con trạch đất đặt lên bàn xoay, cuộn dải đất thành hình trụ tròn rồi dùng tay kết hợp con sò (dụng cụ chuốt gốm), giẻ lau ướt tạo dáng sản phẩm.

Gomthanhha

Se con trạch đất để chuẩn bị nguyên liệu cho sản phẩm kế tiếp.

Gomthanhha

Người bàn tay phụ nữ gân guốc và rắn chắc sau 20 năm làm công việc se con trạch đất. Khi se con trạch đất cần độ dẻo dai của bàn tay để đất sét có chất lượng kết dính tốt.

_MG_5244

Tay nhồi đất, chân đẩy bàn xoay để người tạo hình có thể tạo phôi cho những sản phẩm gốm. Chính vì thế người se trạch đất cần sự phối hợp nhịp nhành giữa tay và chân.

Phôi gốm sau khi được chuốt tạo dáng xong được đem ra ngoài hong trong bóng râm, đến khi gốm se mặt sẽ khắc hoa văn. Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.

Phôi gốm sau khi được chuốt tạo dáng xong được đem ra ngoài hong trong bóng râm, đến khi gốm se mặt sẽ khắc hoa văn.

 Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.

Sản phẩm gốm đất nung truyền thống ít khi được trang trí hoa văn, nếu có thì chỉ là một - hai đường chỉ khắc chìm song song trên vai sản phẩm hoặc dùng hoa văn khắc vạch hình sóng nước.

Công đoạn sửa nguội được thực hiện khi phôi gốm thành hình được phơi qua nắng khoảng 5 tiếng đồng hồ.

Công đoạn sửa nguội được thực hiện khi phôi gốm thành hình được phơi qua nắng khoảng 5 tiếng đồng hồ.

_MG_5208

Phôi gốm sau khi đã được phơi kỹ được chất vào lò nung, sản phẩm kích thước nhỏ lồng vào trong lòng sản phẩm kích thước lớn hơn rồi chồng xếp thành tầng trong lò.

Một sản phẩm gốm nung đạt chuẩn phải được nung trong lò suốt 24 tiếng đồng hồ với cường độ lửa chính xác để gốm lên màu đều và đẹp. Người thợ phải liên tục thêm củi để giữ lửa cho lò nung. Nếu quên thêm củi, lửa không đúng thì gốm không thể đạt được màu đỏ gạch nung đúng chuẩn.

Những sản phẩm gốm vừa được nung xong và đưa ra lò chờ thành phẩm.

Những sản phẩm gốm vừa được nung xong và đưa ra lò chờ thành phẩm.

Như vậy, từ nguyên liệu đất sét được mua từ Điện Bàn đến một chiếc bình, chiếc chum được đưa ra từ lò nung là một quá trình công phu, cẩn thận. Qua đôi tay khéo léo, lành nghệ của người thợ, những đường cong mềm mại, họa tiết nổi bật trở nên có hồn, sống động vô cùng. Những con trâu, con gà, con heo như những sinh vật có linh hồn và sự sống.Người nghệ nhân làm gốm không chỉ nặn đất, chuốt gốm mà còn gửi trọn tình yêu nghề và cả tâm hồn của mình vào tác phẩm. Hay nói cách khác, họ là người “thổi hồn” vào những nắm đất tưởng như vô tri, vô giác kia.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất