Những ngôi làng bị bỏ hoang nổi tiếng trên thế giới

Theo Telegraph
Chia sẻ

Với những ai đam mê những kiến trúc hoang tàn, cổ xưa thì những nơi dưới đây là dành cho bạn.

Italia

Sau nhiều thảm họa thiên nhiên cộng với sự đô thị hóa, đã có rất nhiều ngôi làng bị bỏ hoang tại Ý. Điểm chung của những ngôi làng này là đều tọa lạc tại những nơi có khung cảnh vô cùng đẹp. Trong ảnh là một ngôi làng trên đỉnh đồi ở Craco.

Vào thế kỷ 11, dân số tại đây lên đến 2000 người và có cả một trường đại học. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 thì hầu hết cư dân đều di cư sang Bắc Mỹ. Đến năm 1963 một trận lở đất nghiêm trọng đã xảy ra, tiếp đó là lũ lụt và động đất đã hoàn toàn xóa đi mọi sự sống tại ngôi làng này.

Một ngôi làng trên đỉnh đồi ở Craco.

Thổ Nhĩ Kỳ

Ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một ngôi làng bị bỏ hoang nổi tiếng tên Kayakoy. Nó đã xuất hiện trong bộ phim Hành Trình Tìm Lại (The Water Diviner) của Russel Crowe và tiểu thuyết Birds without wings của Louis de Bernieres.

Ngôi làng bị bỏ hoang nổi tiếng tên Kayakoy.

Cộng hòa Namibia

Còn đây là ngôi làng bị bỏ hoang ở Kolmanskop. Nơi này đã từng phát triển thịnh vượng sau khi một công nhân đào được kim cương vào năm 1908. Đã có nhiều công trình hiện đại được xây dựng như bệnh viện, nhà ga, casino… nhờ vào nguồn khai thác kim cương.

Sau Thế chiến thứ nhất, kim cương cạn kiệt, không còn lại gì nên cũng không còn ai sống ở đây. Nó đã bị bỏ hoang từ năm 1954, đến nay thì trở thành một điểm du lịch.

Ngôi làng bị bỏ hoang ở Kolmanskop.

Liên bang Nga

Nằm ngay gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, làng Prypat từng là nơi sinh sống của 50.000 người cho đến khi vụ nổ hạt nhân thảm họa xảy ra vào năm 1986. Những năm gần đây đã bắt đầu có tour du lịch đến thăm lại ngôi làng này. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những công trình đổ nát còn lại.

Làng Prypat từng là nơi sinh sống của 50,000 người cho đến khi vụ nổ hạt nhân thảm họa xảy ra vào năm 1986.

Vương quốc Anh

Tại Anh quốc, vào năm 1943, Bộ Quốc Phòng nước này đã chiếm dụng làng Tyneham ở Dorset làm nơi tập trận cho binh sĩ. Cư dân tại đây được thông báo rằng sau chiến tranh họ sẽ được phép quay về. Tuy nhiên vào năm 1948 thì toàn bộ vùng đất đó đã bị cưỡng chế nên không một ai quay về nữa. Ngày nay, nhà thờ và trường học cũ còn lại tại làng đã được trưng dụng làm bảo tàng.

Làng Tyneham ở Dorset từng là nơi tập trận cho binh sĩ Anh.

Chia sẻ

Theo

Telegraph

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất