Giải mã ý nghĩa mâm cúng Tam Sên, nằm lòng ngay những món thực phẩm lễ lạt chuyên dùng trong ngày vía Thần Tài

Ngọc Quỳnh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Trong ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng), mọi người thường cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.

Thần Tài là vị thần mang tài lộc, may mắn cho gia đình bởi vậy mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài phổ biến trong các gia đình làm ăn kinh doanh. Họ cầu khấn Thần Tài quanh năm nhưng ngày mùng 10 tháng Giêng là lễ cúng quan trọng nhất.

Ngày thường, chúng ta có thể chỉ cúng hoa quả, đồ chay nhưng riêng ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng giêng âm lịch) mọi người thường cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.

Những năm gần đây, người ta có tục mua vàng đặt lên bàn thờ cúng để xin lộc Thần Tài. Cúng xong, họ sẽ mang trên người để được may mắn quanh năm.

Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 quả trứng , 1 con tôm ( hay cua ). Ảnh minh họa.

Tam sên có nghĩa là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ - miếng thịt heo (sống trên cạn); Thủy - con tôm hoặc cua (sống dưới nước); Thiên - trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời, và lí do người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực).

Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ Tam Sên khác nhau, ví dụ ở Huế thì là người dân cúng Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc,… Trong đó, đồ cúng mặn phổ biến nhất người dân thường cúng Thần Tài là “cá lóc nướng”. Cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui.

Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không quan tâm cả váy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc là được.

Ngoài ra, một số gia đình còn cúng cá nướng và cua trong ngày vía Thần Tài.

Mâm cỗ tam sên đúng chuẩn bao gồm: thịt lợn: 300g, 3 quả trứng, 1 lạng tôm, hoa cúc, rượu, vàng giấy. Một bình bông cúc hoặc vạn thọ, mâm ngũ quả, 5 cây nhang, 5 chung rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .Trong đó, tất cả các món thực phẩm đều luộc hoặc thịt quay còn tôm và trứng thì đem luộc.

Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Đặc biệt, hoa cúc hoặc vạn thọ và mâm ngũ quả cúng không phải đồ nhựa.

Theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, sau khi cúng lễ ngày vía Thần Tài, gạo và muối cất đi để dùng không được rắc ra ngoài. Rượu, nước đứng ở ngoài cửa tưới vào nhà mang ý nghĩa đem tài lộc vào nhà. Bên cạnh đó, hoa quả và bánh kẹo chỉ chia nhau với người thân trong gia đình, không chia sẻ với người ngoài.

Chia sẻ

Bài viết

Ngọc Quỳnh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất