Ngọn núi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ tuyệt đối không được phép bén mảng

Theo cntraveler
Chia sẻ

Athos là ngọn núi thiêng dành riêng cho tu sĩ nam ở Hy Lạp, cấm toàn bộ phụ nữ, động vật giống cái và thậm chí là cả đàn ông không có râu.

Núi Athos là một bán đảo nhỏ nhô ra biển Aegean, Hy Lạp. Nơi đây tập trung 20 tu viện cổ nhất và xa xôi nhất thế giới.

Ngày nay, ngọn núi này là một “tu viện quốc gia tự trị” của Hy Lạp nhưng nó thực sự giống như một quốc gia độc lập do Nhà thờ Chính thống Phương Đông điều hành.

Núi Athos một bán đảo nhỏ nhô ra biển Aegean, Hy Lạp. Ảnh: Getty

Khách du lịch đến thăm nơi đây phải vượt qua biên giới bằng thuyền để vào từ Hy Lạp. Bán đảo này do Bộ Ngoại giao của Hy Lạp quản lý.

Núi Athos - nơi sinh sống êm ả nhất trên Trái đất

Các tu sĩ theo đạo Cơ Đốc giáo đến ngọn núi thiêng Athos lần đầu tiên trong thế kỷ thứ hai và những người kế nhiệm họ đã cầu nguyện hàng ngày ở đó trong hơn một nghìn năm.

Các tu viện vẫn trông giống như pháo đài thời trung cổ, nó không hề thay đổi qua các thế kỷ. Không có bất kì một đài truyền hình hoặc đài phát thanh nào trên mảnh đất tu tâm khổ hạnh này và khách du lịch sẽ không bao giờ nhìn thấy điện thoại hoặc xe ô tô tại nơi đây.

Các tu viện trên núi Athos vẫn giữ nguyên hình dáng từ thời Trung cổ. Ảnh sưu tầm

Sự yên tĩnh ở nơi đây chỉ bị phá vỡ bởi tiếng chuông kêu gọi các nhà tu hành cầu nguyện vào mỗi 3h30 sáng hàng ngày.

Một chuyến viếng thăm núi Athos cũng liên quan đến chuyến đi thời gian theo nghĩa đen. Các tu viện vẫn còn theo thời gian của Byzantine, trong đó ngày mới bắt đầu vào lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Do đó, múi giờ thay đổi mỗi ngày.

Ngọn núi này có lẽ là nơi yên tĩnh nhất trên thế giới. Ảnh sưu tầm

Du khách có thể phải đặt lại đồng hồ chậm hơn 7 tiếng khi họ đi qua biên giới. Thậm chí du khách còn phải đổi cả ngày bởi vì ở núi Athos chưa bao giờ sử dụng lịch Gregorian của thế kỷ 16 mà từ trước đến nay họ vẫn sử dụng lịch Julian của Đế chế La Mã. Lịch Julian chậm hơn 13 ngày so với lịch Gregorian mà chúng ta sử dụng.

Núi Athos sử dụng một lá cờ màu vàng với một con đại bàng hai đầu cầm một cây gươm và một cây thánh giá. Đây là lá cờ của Palaeologus thời trung cổ, triều đại cầm quyền cuối cùng của Đế chế Byzantine.

Đế chế Byzantine là sự tiếp nối của Đông Đế chế La mã từ Constantinople sau khi Roma sụp đổ. Do đó, núi Athos chính là nơi cuối cùng trên Trái đất sống dưới cờ của Đế chế La Mã.

Không một người phụ nữ nào được phép đặt chân lên ngọn núi

Núi Athos cấm tuyệt đối phụ nữ bén mảng tới đây. Từ thế kỷ 11, các nhà tu hành đã ban lệnh cấm đối với phụ nữ, thậm chí cả những động vật giống cái cũng không được phép có mặt trên hòn đảo này.

Núi Athos cấm tuyệt đối phụ nữ và động vật giống cái từ thế kỷ 11. Ảnh sưu tầm

Hàng nghìn năm qua, không có bất kỳ một người phụ nữ nào được đặt chân qua biên giới một cách hợp pháp.

Khi Robert Travzon, một du khách người Anh nổi tiếng đã đến thăm núi Athos trong thời kỳ Victoria, ông đã gặp một đứa trẻ mồ côi đang được các tu sĩ ở đó nuôi dưỡng. Đứa trẻ này chưa bao giờ nhìn thấy một người phụ nữ ngoài các biểu tượng trong nhà thờ của Thánh nữ Đồng trinh Maria.

Chia sẻ

Theo

cntraveler

tag-icon
Tin mới nhất